Để thu hút càng nhiều du học sinh nước ngoài đến giao lưu và học tập ở Trung Quốc. Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây đưa ra nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn:
Để thu hút càng nhiều du học sinh nước ngoài đến giao lưu và học tập ở Trung Quốc. Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây đưa ra nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn:
Thiểm Tây có tọa độ giới hạn trong 105°29′-111°15′ kinh Đông, 31°42′-39°35′ vĩ Bắc. Thiểm Tây giáp Sơn Tây, Hà Nam ở phía đông; giáp Ninh Hạ, Cam Túc ở phía tây; giáp với Tứ Xuyên, Trùng Khánh ở phía nam; giáp với Nội Mông ở phía bắc. Nguyên điểm của đất liền Trung Quốc nằm ở trấn Vĩnh Lạc, huyện Kính Dương của tỉnh Thiểm Tây.
Diện tích Thiểm Tây là khoảng 205.800 km², chiều dài bắc-nam là khoảng 870 km, chiều dài đông-tây là khoảng 200–500 km. Thiểm Tây có hình dạng lãnh thổ hẹp và dài, địa thế cao ở nam và bắc, thấp ở trung gian. Thiểm Tây có nhiều loại địa hình: cao nguyên, núi non, đồng bằng, bồn địa. Có thể phân Thiểm Tây thành vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm bắc, đồng bằng Quan Trung, vùng núi Tần-Ba và thung lũng Hán Giang ở Thiểm Nam. Trong đó, diện tích cao nguyên là 92.600 km², diện tích vùng núi là 74.100 km², diện tích vùng đồng bằng là 391.000 km². Các dãy núi Thiểm Tây là Tần Lĩnh và Đại Ba Sơn. Đoạn Tần Lĩnh trên địa phận Thiểm Tây có độ cao từ 1000-3000 mét với nhiều đỉnh núi nổi tiếng tại Trung Quốc như: Hoá Sơn, Thái Bạch Sơn, Chung Nam Sơn, Ly Sơn. Đại Ba Sơn nằm ở cực nam của Thiểm Tây với độ cao từ 1.500-2.000 mét. Vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm Bắc có độ cao từ 800-1.300 mét. Vùng đồng bằng Quan Trung kéo dài từ Bảo Kê về phía đông đến Đồng Quan với độ cao trung bình là 520 mét.
Khu vực phía bắc Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Hoàng Hà, chiếm 63,3% diện tích và 29% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các chi lưu của hệ thống Hoàng Hà tại Thiểm Tây chủ yếu có hướng bắc-nam: Quật Dã Hà, Vô Định Hà, Diên Hà, Lạc Hà, Kính Hà (chi lưu của Vị Hà), Vị Hà. Khu vực phía nam Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Trường Giang, chiếm 36,7% diện tích và 71% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các sông lớn thuộc hệ thống Trường Giang trên địa phận Thiểm Tây là Gia Lăng Giang, Hán Giang, Đan Giang. Tổng lượng tài nguyên nước trung bình năm của Thiểm Tây là 41,649 tỷ m³, có năm lên đến 84,7 tỷ m³ song có năm chỉ được 16,8 tỷ m³.
Tần Lĩnh, dãy núi phân định khí hậu phía bắc và Nam Trung Quốc, chạy dọc theo chiều đông-tây của Thiểm Tây. Thiểm Tây được phân thành ba vùng khí hậu, có sự khác biệt lớn giữa bắc và nam. Khu vực Thiểm Nam thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, Quan Trung và đại bộ phận Thiểm Bắc thuộc vùng khí hậu ôn đới ấm, khu vực dọc theo Vạn Lý Trường Thành ở bắc bộ của Thiểm Bắc thuộc vùng ôn đới lạnh (ôn đới trung). Nhìn chung, khí hậu Thiểm Tây có đặc điểm là: mùa xuân ấm và khô ráo, lượng giáng thủy khá thấp, nhiệt độ tăng nhanh song bất ổn định, nhiều gió cát; mùa hè có nhiệt độ cao và nhiều mưa, song cũng có lúc tái khô hạn; mùa thu mát dễ chịu với độ ẩm tương đối thấp, nhiệt độ hạ nhanh chóng; mùa đông rét lạnh lẽo và khô hanh, nhiệt độ thấp, có rất ít mưa tuyết. Nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Tây là 13,7 °C, giảm dần từ nam đến bắc, từ đông sang tây: nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Bắc là 7 °C-12 °C, nhiệt độ trung bình năm của Quan Trung là 12 °C-14 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Nam là 14 °C-16 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Thiểm Tây là -11 °C đến 3 °C, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 21 °C-28 °C. Mỗi năm, Thiểm Tây có từ 160-250 ngày không có sương giá, nhiệt độ thấp kỷ lục là -32,7 °C, nhiệt độ cao kỷ lục là 42 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm của Thiểm Tây là 702,1 mm, biến đổi từ 340–1240 mm. Khoảng 60-70% lượng giáng thủy tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, thường gây nên lũ lụt, còn hai mùa xuân và hè thường bị hạn hán. Lượng giáng thủy tại Thiểm Tây giảm từ nam lên bắc: Thiểm Nam là vùng ẩm ướt, Quan Trung là vùng bán ẩm còn Thiểm Bắc là vùng bán khô hạn.
Tây An, Lạc Dương, Khai Phong, Trinh Châu
Đại học Sư phạm Thiểm Tây thành lập vào năm 1944 với tên gọi là Trường Cao đẳng Sư phạm Thiểm Tây, là một trong những ngôi trường đại học trọng điểm trong “Dự án 211” của Trung Quốc trực thuộc Bộ Giáo dục. Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây đã tăng cường cải cách giáo dục toàn diện, cải thiện toàn diện chất lượng giáo dục và giảng dạy, trình độ nghiên cứu khoa học, khả năng phục vụ xã hội và mức độ quốc tế hóa của giáo dục.
Cổng vào Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây
Đại học Sư phạm Thiểm Tây tọa lạc tại thành phố Tây An - một trong bốn thành phố lịch sử văn hóa và là điểm cuối cùng của “Con đường tơ lụa”. Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây luôn tuân thủ mục tiêu ”Ươm mầm tài năng hàng đầu và những tài năng sáng tạo để có thể phát triển toàn diện, không ngừng cải cách giáo dục và giảng dạy, nâng cao trình độ đào tạo nhân tài” và để mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa với nước ngoài, trường đã liên tục thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với hơn 190 trường đại học, tổ chức giáo dục ở 37 quốc gia và khu vực bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nga, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Uzbekistan,...
Hợp tác quốc tế “Một vành đai một con đường” của Đại học Sư phạm Thiểm Tây và Trường Đại học Bang Samarkand ở Uzbekistan
Tây An, Lạc Dương, Khai Phong, Trinh Châu
Món chính: Canh tiết dê, Mì Cửu Sơn Táo Tử, mì Hán Trung, lương bì, mì dầu, mì biang biang, súp thịt viên cay, gà hồ lô, mì cá, mì kiều mạch, canh cá chép, vịt quay Phổ Tập, thịt lưu vực Tam Nguyên, bún thịt cừu, mì thịt cừu, mì chua Thiên Châu, thịt lừa om, mì hoàng gia Bân Châu, mì gà Thiên Châu, mì cuộn Kỳ Sơn, mì thạch ngọc, mì laba, bánh canh cay huyện Hồ, cháo trường thọ, thịt quay, thịt cừu hấp, mì cay Tần Xuyên, tiết cừu tỏi cay, sủi cảo nấu chua, canh óc vịt, vịt bốn món, cá chẽm tiêu tươi, chân cừu nướng,… Món ăn nhẹ: Bánh bao thịt bò và thịt cừu, Bánh bao gà và dê, bánh mì nhồi, bánh pha lê, kẹo kéo Diệu Châu, kẹo hổ phách Hàm Dương, bánh đậu hũ Thiên Châu, bánh dầu cải Càn Châu, bánh quẩy Tam Nguyên, kẹo hoa đa giác Tam Nguyên, bánh dầu hạt cải caramen Tam Nguyên, bánh mật ong, bánh nướng Thiên Châu, bánh bao đá Lễ Tuyền, bánh bao Hưng Bình ping pong, bánh bao nướng, bánh hoa hồng, bánh trà Bảo Ký, bánh móng ngựa Long Tiên, bánh bao hấp cành thông Bảo Ký, bánh kếp Bảo Ký, bánh hóa Long Tiên, bánh ngàn lớp Long Tiên, bánh dầu bong bóng,…
Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây là ngôi trường chuyên đào tạo các bậc Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành sư phạm, trường được mệnh danh là “Cái nôi của ngành sư phạm”, là cơ sở quan trọng để Trung Quốc đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Thiểm Tây là một tỉnh có tài nguyên du lịch lớn cho nền chương trình, có 35.800 di tích, 151 bảo tàng, 900.000 văn vật với mật độ dày đặc, đứng đầu cả nước. Thiểm Tây có các tàn tích kiến trúc thành cổ, cung điện cổ, miếu chùa cổ, lăng mộ cổ. Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn được gọi là "kỳ quan thứ tám". Càn lăng là nơi hợp táng của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc- Võ Tắc Thiên, và Đường Cao Tông Lý Trị. Chùa Pháp Môn ở Phù Phong là một ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo. Thành Tây An là thành cổ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất tại nơi này. Rừng bia Tây An là kho văn kiện bằng đá lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, Thiểm Tây còn có các phong cảnh đẹp như Tây Nạc Hoa Sơn, thác Hồ Khẩu trên Hoàng Hà, Bát Bách Lý Tần Xuyên rộng vô tận, vùng núi Tần-Ba tươi đẹp ở Thiểm Nam, khu phong cảnh Li Sơn mang sắc thái truyền kì, đỉnh chính Thái Bạch Sơn của Tần Lĩnh có tuyết phủ trong sáu tháng. Đội quân đất nung và lăng Tần Thùy Hoàng là một di sản thế giới của UNESCO, cùng với đó Thiểm Tây còn có 5 khu danh thắng phong cảnh cấp quốc gia: Hoa Sơn, Ly Sơn ở Lâm Đồng, Thiên Thai Sơn ở Bảo Kê, Hoàng Đế lăng ở Diên An, khu danh thắng phong cảnh Hợp Dương Hợp Xuyên. Trong năm 2011, Thiểm Tây đã tiếp đón 184 triệu lượt du khách trong và ngoài nước.
Ẩm thực Thiểm Tây tận dụng lợi thế về mặt lịch sử khi là đất kinh kỳ của nhiều triều đại, kế thừa kỹ nghệ nấu nước cung đình cổ xưa, thu nhận tinh hoa từ các trường phái ẩm thực trên toàn Trung Quốc. Ẩm thực Thiểm Tây chế biến món ăn một cách tinh tế từ các nguyên liệu thông thường, được biết đến nhiều với các món từ thịt lợn hay thịt cừu non hoặc cừu trưởng thành. Ẩm thực Tứ Xuyên có vị mạnh, nhấn mạnh về các loại gia vị có hương vị gắt như muối, tỏi, hành tây, và giấm; đường hiếm khi được sử dụng. Ẩm thực của vùng Hán Trung có sự tương đồng với ẩm thực Tứ Xuyên.
Tần khang, còn gọi là loạn đàn, là một loại hình hí khúc của vùng này bắt nguồn từ khu vực tây bắc của tỉnh Thiểm Tây. Giai điệu của nó có nguồn gốc từ các vùng nông thôn của Thiểm Tây và Cam Túc. Tần khang là thể loại cổ nhất trong số Tứ đại thanh khang của hí kịch Trung Quốc. Tần khang từng bị Khang Hy Đế cấm biểu diễn tại Bắc Kinh do nó được xem là "gợi dục", tuy nhiên người ta cho rằng lý do chính xác của việc này là vì Tần khang có yếu tố phê phán xã hội. Tín thiên du là một loại hình dân ca lưu truyền ở vùng nói tiếng Tấn, bao gồm cả Thiểm Bắc của Thiểm Tây, theo lối đối ứng và lặp lại theo chu kì, câu hát có thể ngắn hay dài.