Máy hàn hồ quang chìm hay còn gọi là máy hàn công nghiệp, được tự động hóa 100%, tức là người dùng không cần phải tham gia bất kì thao tác hàn nào, mà chỉ cần đứng máy, giám sát và kiểm tra quá trình hàn là được. Nhờ vậy mà mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
Máy hàn hồ quang chìm hay còn gọi là máy hàn công nghiệp, được tự động hóa 100%, tức là người dùng không cần phải tham gia bất kì thao tác hàn nào, mà chỉ cần đứng máy, giám sát và kiểm tra quá trình hàn là được. Nhờ vậy mà mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
Thiết bị hàn hồ quang chìm (SAW) được lắp đặt cho hệ thống dây đơn. Các bộ phận chính của máy gồm: Nguồn điện hàn, hệ thống điều khiển, bộ cấp dây, cáp.
Trong hàn hồ quang chìm (SAW) thường dùng điện cực dương dòng điện một chiều cho hầu hết các ứng dụng. Ưu điểm là cho độ thâm nhập sâu, bắt đầu hồ quang tốt, hình dạng hạt tốt hơn và độ rỗng hàn ít hơn.
Cực âm của điện cực dòng điện một chiều được sử dụng cho đường kính lớn hơn để tăng tốc độ lắng đọng mối hàn. Nhưng nó dễ bị thiếu các khuyết tật về phản ứng tổng hợp. Vì vậy, trong hàn hồ quang chìm cả CV (Điện áp không đổi) và CC (Dòng điện không đổi), nguồn điện hàn có thể được sử dụng. Hàn SAW yêu cầu dòng điện và điện áp cao, do đó các nguồn điện thường được thiết kế lên đến dòng điện 1500 ampe. Trên thực tế, dòng điện được giới hạn ở 1000 ampe để tránh sự cố cháy trong khi hàn.
Riland MZ 1000CV cũng thuộc máy hàn hồ quang chìm tự động với thông số làm việc tương đương như Jasic MZ1000 M308. Dòng máy này không đòi hỏi tay nghề cao như hàn Tig hay máy hàn que. Máy điều khiển thông qua chương trình được lập trình sẵn, người đứng máy chỉ cần theo dõi, kiểm soát quá trình hàn.
Máy được kết hợp với rùa hàn tự động để hàn hồ quang chìm, công suất lý tưởng 55 KVA và dòng hàn 100 - 1000A, luôn đạt năng suất cao nhất, chất lượng hàn ổn định và không phụ thuộc vào tay nghề thợ hàn. Ngoài ra, máy còn có chức năng hàn que và thổi hồ quang.
Phụ kiện máy bao gồm: Xe hàn, ray cho xe hàn, cáp hàn dài 10m, cáp điều khiển dài 10m, bộ kẹp mass dài 6m.
Máy hàn tự động Riland MZ 1000CV
Thông số kỹ thuật Riland MZ 1000CV:
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được hàn hồ quang chìm là gì và máy hàn hồ quang nào là phù hợp với đơn vị của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904810817 để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ nhiều hơn.
Khác với phương pháp hàn que, TIG hay MIG, hàn hồ quang chìm được thực hiện theo cơ chế tự động, không cần sự can thiệp trực tiếp của thợ hàn. Vậy phương pháp này hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Quá trình hàn hồ quang chìm (SAW) hay còn được gọi là hàn hồ quang tự động là quá trình hàn nóng chảy mà hồ quang được tạo ra bởi điện cực và vật hàn được bảo vệ dưới lớp trợ dung. So với quy trình hàn hồ quang và hàn hồ quang kim loại có vỏ bọc, chất trợ dung dạng hạt trong quy trình này được đặt trên khu vực đường nối không được hàn. Chất trợ dung dạng hạt chính là một lớp thuốc bảo vệ.
Trong quá trình hàn, dây được cấp liên tục từ súng phun và hồ quang cháy bên dưới lớp thuốc hàn bảo vệ. Công nghệ này tự động hoàn toàn từ quá trình cấp dây, cấp thuốc vào vùng hồ quang, tiếp đến là chuyển dịch hồ quang theo trục mối hàn. Vì vậy, không cần người thợ trực tiếp thực hiện hàn.
- Người vận hành không nhìn thấy quá trình hàn nên không thể đánh giá chất lượng hoặc bất kỳ khuyết tật. Để khắc phục những thiếu sót này, cần trang bị thêm đồ gá, con trỏ và thanh dẫn con lăn để đánh giá và cải thiện kết quả.
- Chỉ có thể hàn theo phương ngang.
- Độ dày của kim loại tối thiểu là 4.8mm, độ dày càng ít sẽ làm cháy kim loại.
- Các cạnh của vật liệu được hàn phải sạch và vừa khít. Việc phủ lớp thuốc bảo vệ sẽ không thể thực hiện được ở các cạnh không đều và có thể dẫn đến cháy các cạnh.
- Hàn hồ quang chìm không thích hợp với vật liệu gang, hợp kim nhôm, hợp kim magiê và hợp kim kẽm.
Trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp hàn hồ quang chìm. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về quy trình này và áp dụng vào dự án của mình sao cho phù hợp.
- Đó chính là kiến thức và kỹ năng về hàn hồ quang được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao chuyên sâu
- Kỹ năng tay nghề thực hành nhuần nhuyễn, học viên được thực tập và rèn luyện thực tế tại các công ty, trung tâm, doanh nghiệp hoặc cửa hàng bảo hành, sửa chữa uy tín.
- Đặc biệt hơn nữa, học viên còn được hướng dẫn về kỹ năng hoạt động và xây dựng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Các em đều được bố trí việc làm ổn định, không lo thất nghiệp
- Không yêu cầu bằng cấp, không yêu cầu thi tuyển đầu vào, ra trường được cấp bằng chính quy và được học liên thông lên Trung Cấp, Cao Đẳng và được cấp bằng KỸ SƯ THỰC HÀNH
- Sinh viên được học lý thuyết xen kẽ thực hành các kỹ năng hàn hồ quang tay và hàn hồ quang điện tại xưởng thực hành công nghệ cao của trường
- Được đảm bảo thành nghề, không vững tay nghề được phép học lại miễn phí
- Giáo viên đều là giảng viên trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, là kỹ sư, chuyên gia có trình độ bậc nhất của trường đào tạo
Chương trình học nghề hàn hồ quang của Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội được tối ưu hoá với nội dung đạt chuẩn chất lượng từ cơ bản đến nâng cao, từ lý thuyết đến thực hành. Chú trọng vào đào tạo kỹ năng tay nghề chuyên môn, do đó bạn có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo - từ cơ bản đến nâng cao
Công nghệ hàn hồ quang –Vật liệu, thiết bị hàn
Chi phí khác : Lệ phí thi và cấp chứng chỉ tốt nghiệp: 200.000đ
Gọi để tư vấn 24/24h: (024) 38 638 999 - 0966 391 686 - 0969 583 686 - 0901 699 686
Đăng ký online nhận ngay học bổng 6 triệu đồng
Gọi ngay để được hướng dẫn: 0966391686 - 0969583686 - 0901699686
Điểm mạnh vượt trội trong chương trình đào tạo nghề hàn hồ quang là:
Đặc biệt: Sau khi kết thúc khoá học, bạn có thể học nghề liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn, thời gian học linh hoạt, học tập trung hoặc vừa đi làm vừa đi học. Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Cao đẳng nghề (danh hiệu KỸ SƯ THỰC HÀNH)
Có 16 ngành nghề để lựa chọn ngay tại đây (bấm vào link để xem chương trình liên thông chi tiết)
Chứng chỉ đào tạo nghề song ngữ được Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội cấp có giá trị pháp lý trên toàn quốc và quốc tế. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chứng chỉ tốt nghiệp để ứng tuyển việc làm, đăng ký kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp yêu cầu chứng chỉ pháp lý hoặc đăng ký đi làm tại nước ngoài mà không cần qua dịch thuật.
Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội tuyển sinh mọi đối tượng, giới tính, độ tuổi đạt đủ 15 tuổi trở lên bao gồm:
- Các công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo Hiến pháp và pháp luật.
- Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, sinh viên, học viên, kỹ thuật viên có mong muốn học nghề, nâng cao kỹ năng chuyên môn, cập nhật công nghệ mới.
- Các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật mong muốn trang bị và nâng cao kiến thức để mở rộng khả năng và cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập.
Khi đăng ký học nghề tại Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội, các bạn sẽ nhận được những quyền lợi tốt nhất bao gồm:
- Tư vấn hướng nghiệp và lựa chọn khoá học tốt nhất
- Hỗ trợ học phí đối với các trường hợp: hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật.
- Cung cấp tài liệu, giáo trình và các trang thiết bị thực hành miễn phí
- Hỗ trợ học lại miễn phí 100% nếu chưa chắc tay nghề
- Hỗ trợ việc làm đầu ra cho từng học viên hoàn toàn miễn phí
- Hỗ trợ truyền thông đối với các bạn học viên tự khởi nghiệp
- Hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình hành nghề
Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội cam kết đảm bảo 100% kỹ năng tay nghề của học viên đạt chuẩn với chương trình đào tạo tối ưu nhất từ cơ bản đến nâng cao chuyên sâu. Môi trường và trang thiết bị học tập tốt nhất.
Cam kết đào tạo học viên theo yêu cầu thực tế của ngành công nghiệp. Trường sẽ liên tục tìm hiểu và nắm bắt xu hướng, kỹ năng và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực các ngành nghề đang đào tạo để đảm bảo rằng học viên được trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc.
Bên cạnh hỗ trợ việc làm và phát triển nghề nghiệp, Trường còn cam kết giúp học viên định hướng phát triển bản thân, không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà còn trong các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo.
Học thực hành nghề hàn hồ quang
Thời gian học: Học viên được lựa chọn thời gian học phù hợp. Ca học linh động với 3 ca/ngày và 5 ngày /tuần:
Sáng 8h00 - 10h30 ; Chiều 14h - 16h30 ; Tối 18h00 - 20h30 .
(Bạn có thể lựa chọn đi học bất kỳ ca nào sao cho phù hợp với thời gian bạn có thể sắp xếp)
Hàn hồ quang điện là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nối, không tháo rời các chi tiết với nhau bằng nguồn nhiệt dùng để hàn là hồ quang điện.
Hồ quang là hiện tượng chuyển động không ngừng của dòng điện tử trong môi trường đã được ion hóa giữa hai điện cực, hồ quang tạo ra nguồn nhiệt lớn (đạt được 600oC và ánh sáng với tia hồng ngoại, tử ngoại). Hàn điện hồ quang là dùng nhiệt lượng đó để nung cho vật hàn nóng chảy.
Hồ quang tập trung trên một điểm của vật hàn, nhiệt lượng tương đối tập trung, vật hàn dễ dàng nóng chảy tức thì, nhiệt năng này không truyền ra rộng nên sự biến dạng của vật hàn không trầm trọng như hàn khí. Tuy thao tác tương đối khó khăn, nhưng đối với nơi có điện thì khá thuận tiện và rẻ. Phương pháp này được phát triển rộng rãi trong những năm gần đây và trong tương lai nó còn được áp dụng rộng rãi hơn phương pháp hàn khí.
b. Các phương pháp hàn điện hồ quang tay
Có hai phương pháp hàn điện hồ quang: theo loại điện cực được chia thành hai phương pháp là hàn bằng điện cực không chảy (điện cực than, điện cực graphit hoặc vonfram) và phương pháp hàn bằng điện cực kim loại chảy (que hàn).
Hình 11.3 – a là sơ đồ phương pháp hàn bằng điện cực không chảy: điện cực thường dùng là điện cực than. Hàn được tiến hành bằng dòng điện một chiều, điện cực không chảy nối với cực âm, còn vật hàn thì nối với cực dương của máy phát hàn. Hình 11.3 – b là sơ đồ phương pháp hàn bằng điện cực kim loại chảy. Phương pháp này dùng rất phổ biến trong các ngành chế tạo máy, xây dựng cũng như trong các công việc sửa chữa.
Hồ quang điện khi hàn kim loại có thể là hồ quang trực tiếp hay gián tiếp. Hồ quang trực tiếp cháy giữa điện cực và vât hàn. Hồ quang gián tiếp cháy giữa hai điện cực than và để gần chi tiết được hàn, kim loại được đốt nóng dưới tác động gián tiếp của hồ quang.
Môi trường xung quanh có tác động xấu tới chất lượng của mối hàn. Để ngăn chặn tác dụng xấu đó, người ta dùng nhiều phương pháp bảo vệ mối hàn khác nhau.
Có ba loại hồ quang hàn là hồ quang kín, hồ quang được bảo vệ và hồ quang không được bảo vệ.
– Hồ quang kín được tạo ra trong nước hay trong chất trợ dung nhằm bảo vệ kim loại khỏi bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh tác động đến.
– Trong thực tế, người ta dùng hồ quang điện hở được bảo vệ khỏi tác động của môi trường xung quanh bằng khí bảo vệ (khí argon, CO2).
– Đối với những sản phẩm không quang trọng, người ta thường dùng hồ quang hở trong trường hợp khi hàn bằng điện cực than.
c. Thiết bị và dụng cụ để hàn hồ quang tay
Khi hàn hồ quang có thể dùng dòng điện một chiều hoặc xoay chiều.
Ưu điểm của dòng một chiều là hồ quang có tính ổn định cao và có thể đổi cực để điều chỉnh mức độ đốt nóng vật hàn.
Tuy nhiên trong thực tế, người ta thường hàn hồ quang với dòng điện xoay chiều. Ưu điểm của dòng xoay chiều là thiết bị rẻ hơn, nhỏ, gọn nhẹ, cơ động hơn, vận hành cũng đơn giản, hiệu suất cao, tiêu hao điện năng ít hơn so với thiết bị dòng điện một chiều.
Nguồn điện hàn và máy hàn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Điện áp không tải Uo phải đủ lớn để gây hồ quang nhưng không gây nguy hiểm khi sử dụng.
Với dòng xoay chiều : Uo = 50 – 80V
Với dòng một chiều : Uo = 35 – 55V
Với các giá trị điện áp không tải trên, khi có tải (hồ quang cháy) điện áp hạ xuống tương ứng 25 – 40V với dòng xoay chiều và 15 – 25V với dòng một chiều.
Điểm a là điểm gây hồ quang và b là điểm hồ quang cháy ổn định.
+ Cường độ dòng ngắn mạch phải nhỏ nhằm nâng cao tuổi bền cho máy hàn:
Inm = (1,3 – 1,4)Ih (11.1)
Ở đây Ih là cường độ dòng điện hàn (A).
+ Điện áp nguồn hàn phải thay đổi nhanh phù hợp với sự thay đổi điện trở hồ quang nhằm ổn định sự cháy của hồ quang. Thông thường nguồn hàn quang hệ giữa U và I (đặc tính ngoài) là ngược nhau. Nghĩa là quan hệ đó có dạng đường cong dốc liên tục.
+ Cường độ dòng điện hàn thay đổi được hai kiểu: vô cấp và phân cấp.
+ Nguồn xoay chiều U và I phải lệch pha nhau (Hình 11.5) tránh cả hai giá trị cùng một lúc đều bằng không để ổn định hồ quang.
+ Thiết bị hàn bảo đảm gọn nhẹ, cấu tạo đơn giản, dể sử dụng, giá thành rẻ.
Máy hàn điện dùng điện một chiều
Máy hàn điện dùng điện một chiều là loại máy phát điện một chiều nhưng tính năng của nó không hoàn toàn giống máy phát điện. Vì khi hàn thường xảy ra hiện tượng ngắn mạch, cho nên nó phải có bộ phận ngăn ngừa cường độ ngắn mạch quá lớn. Muốn dễ tạo tia hồ quang thì điện áp gây tia hồ quang phải đủ lớn (80V), sau khi đã có hồ quang xuất hiện thì lập tức điện áp giảm ngay xuống điện áp hàn (15 – 45V). Mặt khác, do tính chất và điều kiện hàn khác nhau (nguyên liệu, chiều dày vật hàn, que hàn to hay nhỏ) nên cùng một điện áp hàn lại cần có những cường độ dòng điện hàn khác nhau, do đó cường độ hàn nên điều chỉnh trong phạm vi thích hợp. Ưu điểm khi dùng máy hàn điện một chiều so với phương pháp trực tiếp dùng điện một chiều là điện hàn được cung cấp độc lập, không bị hạn chế bởi sự ngừng trệ do những nguyên nhân khác, đồng thời có thể thường xuyên phối hợp với nhu cầu trong công tác hàn. Có thể thiết loại máy hàn có điện áp thấp và cường độ cao, khi đó sẻ phí tổn trong khi sử dụng, máy móc lại gọn nhẹ, có thể vận chuyển dể dàng (Hình 11.6 – a).
Máy hàn điện dùng điện xoay chiều
Máy hàn điện dùng điện xoay chiều là máy biến áp giảm điện áp của nguồn điện xoay chiều xuống (Hình 11.6 – b). Loại máy biến áp này cũng phải phù hợp với yêu câu quang hệ cường độ dòng điện và điện áp trong lúc hàn, nên cấu tạo của nó cũng khác với máy biến áp thông thường. Muốn thỏa mãn điều kiện này, máy biến áp phải dùng các phương pháp dưới đây.
+ Điều chỉnh điện áp để điều chỉnh cường độ hàn.
+ Dùng uộn dây cảm ứng để điều chỉnh cường độ hàn.
Hai phương pháp trên tương đối rẻ tiền. Cấu tạo của máy biến áp hàn điện có rất nhiều loại
Hiệu suất của máy biến áp hàn (80 – 90%) so với máy hàn điện một chiều (50 – 70%), như vậy hiệu suất máy biến áp hàn tốt hơn, tổn thất không tải chừng 2% cho nên dùng điện xoay chiều tương đối thuận lợi (Hình 11.6 – b,c).
Dụng cụ để hàn hồ quang có những loại chủ yếu sau đây:
– Mặt nạ để bảo vệ da và mắt khỏi tác dụng có hại của tia tử ngoại (làm hại da) tia hồng ngoại (làm hại mắt), đồng thời để chắn các tia lửa từ que hàn và vật hàn bắn ra.
– Găng tay và áo quần được làm bằng da hoặc vải amiang.
– Tấm chắn màu đen để tránh sự phản xạ quang tuyến gây ảnh hưởng tới sức khỏe của những người ở gần nơi hàn.
– Kìm hàn để cặp điện cực (que hàn)
– Đầu cặp nối với vật hàn để tiếp thông dòng điện với vật hàn (tiếp mass).
– Những phụ tùng khác như thùng đựng que hàn, ghế bàn, bàn chải sắt, đục và dụng cụ gá lắp…
Điện cực dùng để hàn hồ quang được chia làm hai loại:
Điện cực không chảy gồm điện cực than, điện cực graphit và điện cực vonfram. Điện cực than và điện cực graphit dùng khi hàn với dòng điện một chiều. Điện cực vonfram dùng hàn với dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều trong môi trường khí bảo vệ argon
Điện cực nóng chảy (hay còn gọi là que hàn) tùy theo công dụng của nó và thành phần hóa học của kim loại được hàn, người ta chế tạo các loại que hàn tương ứng như: que hàn thép; gang; đồng; nhôm;…
Mặt khác que hàn điện còn được chia ra hai loại: que hàn không thuốc (que hàn trần) và que hàn có thuốc bọc.
Lớp thuốc bọc que hàn điện có khối lượng chiếm 1 – 5% khối lượng lõi kim loại (dq), đường kính ngoài que hàn dn ≤ 1,2dq (dq được gọi là đường kính que hàn).
Lớp thuốc bọc mỏng: có tác dụng làm tăng tính ổn định của hồ quang. Thành phần thuốc bọc thường có: đá vôi, fenpat, bột tan… (chiếm 80 – 85% khối lượng) và thủy tinh lỏng (15 – 20% khối lượng). Lớp thuốc bọc loại này thường dùng hàn các kết cấu không quang trọng, vì mối hàn bằng que hàn này có cơ tính kém.
Lớp thuốc bọc loại dày (dn ≥ 1,55dq) có tính ổn định hồ quang và tạo xung quanh hồ quang một lớp khí và xỉ bảo vệ kim loại khỏi bị tác dụng của ôxyvà nitơ ở môi trường. Trong trường hợp cần thiết người ta cho thêm lớp thuốc bọc những thành phần hợp kim (các fero hợp kim), những thành phần này sẽ tham gia vào thành phần của mối hàn và nâng cao cơ tính của mối hàn.
Thành phần của lớp bọc này bao gồm các chất ion hóa (phấn), chất tạo xỉ (cao lanh), chất tạo khí (tinh bột), chất khử ôxy (nhôm, fero mangan…), các chất hợp kim và chất dính kết.
Hàn hồ quang tay tuy năng suất thấp, chất lượng không cao, đòi hỏi phải có tay nghề cao, nhưng rất linh hoạt phù hợp với sản xuất nhỏ, với các kết cấu phức tạp. Các kết cấu thường có các loại liên kết như hình 11.8.
Công nghệ hàn hồ quang tay, được bắt đầu từ việc chuẩn bị mép hàn (bao gồm việc làm sạch và vát mép cạnh hàn). Trên hình 11.8 giới thiệu các loại chuẩn bị mép hàn tùy thuộc vào độ dày vật hàn.
b. Vị trí mối hàn trong không gian: Các mối hàn phân bố trong một kết cấu hàn theo vị trí không gian khác nhau. Chúng được chia làm 3 vị trí: sấp, đứng, trần. Xác định đúng vị trí trong không gian sẽ xác định được chế độ và biện pháp kỹ thuật đúng đắn.
Hình 11.9 giới thiệu 3 vị trí đó.
– Xét trong mặt phẳng ngang các mối hàn phân bố từ 0 – 60o thuộc vị trí hàn sấp.
– Những vị trí nằm trong khỏang 60 – 120o gọi là vị trí đứng và ngang.
– Từ 120 – 180o các mối hàn ở vị trí hàn trần (ngửa). Trong các vị trí đó, vị trí hàn sấp là vị trí thuận tiện nhất.
c. Chế độ hàn hồ quang tay: Thông số quan trọng cần được xác định khi hàn là đường kính que hàn (dq), cường độ dòng điện hàn (Ih).
Khi hàn mối hàn giáp mối (Hình 11.10a), để đảm bảo chiều rộng và chiều cao mối hàn, qd phụ thuộc vào chiều dày vật hàn, người ta tính dq theo công thức sau:
dq = s/2 + 1 (mm) (11.2)
Còn đối với liên kết hàn góc, chữ T (Hình 11.10b) dq tính theo công thức sau:
dq = k/2 + 2 (11.3)
Ở đây: s : chiều dày vật hàn (mm)
k : cạnh mối hàn góc hay chữ T (mm).
Cường độ dòng điện hàn hồ quang tay (Ih) phụ thuộc vào đường kính và kim loại vật hàn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí mối hàn trong không gian.
Công thức kinh nghiệm sau đây tính cho vị trí hàn sấp của liên kết hàn thép:
Ih = (20 – 6dq).dq (A) (11.4)
Trong đó : dq – đường kính que hàn (mm)
Hàn hồ quang tay có năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, hao phí kim loại đầu mẫu que hàn cao, hiệu suât nhiệt kém.
Hàn hồ quang tự động sẽ nâng cao năng suất và đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng mối hàn. Năng suất được nâng cao chủ yếu là do dùng mật độ dòng điện cao và do que hàn chảy liên tục
Hàn hồ quang tự động không mất thời gian để thay đổi que hàn như hàn tay. Hồ quang khi hàn tự động mạnh và làm cho kim loại chảy sâu hơn, vì thế những mối hàn có chiều dày hàn lớn cũng có thể chỉ hàn một lần. Tất cả những điều đó làm cho năng suất hàn được nâng cao so với hàn tay 5 – 10 lần.
Hàn tự động cũng không cần phải dùng kính bảo vệ mắt cho thợ hàn khi thực hiện hàn tự động hồ quang dưới lớp thuốc hàn.
Phương pháp hàn tự động này được dùng nhiều trong công nghiệp hiện nay. Mặt khác phương pháp này cũng có năng suất cao hơn phương pháp hàn tự động hồ quang hở (hàn tự động hồ quang trong môi trường khí bảo vệ). Kinh nghiệm sản xuất chứng tỏ rằng hàn tự động hồ quang dưới lớp thuốc đặc biệt sẽ rất tốt khi hàn những mối hàn thẳng và vòng. Phương pháp hàn hồ quang tự động được dùng nhiều trong sản xuất hàng loạt, thậm chí trong cả sản xuất đơn chiếc như hàn bể chứa, nồi hơi, bình chứa chất lỏng, vỏ máy điện, ống,… thời gian gần đây hàn tự động dưới lớp trợ dung còn được dùng trong việc xây dựng lò cao, cầu đường, chế tạo tàu thủy, toa xe, ôtô và các ngành chế tạo khác.
Hàn tự động dưới lớp trợ dung là quá trình sử dụng nhiệt độ hồ quang nung chảy dây hàn dưới lớp thuốc. Hình 11.11 biểu thị nguyên lý quá trình hàn tự động dưới lớp thuốc. Dây hàn (2) cuộn trong giá (3) đi qua tẩu hàn đến chỗ hàn (1) nhờ đầu tự động (4), đầu tự động này di chuyển dọc theo đường hàn nhờ bộ truyền (7). Ở phía trước hồ quang, chất trợ dung từ máng (6) rơi xuống, chảy đều trên đường hàn và khi hàn, thuốc hàn bị chảy phủ trên kim loại nóng chảy để bảo vệ, sau khi đông cứng lại, tạo thành lớp xỉ cứng (9) bọc lấy mối hàn (8). Phần còn lại của chất trợ dung chưa bị nung chảy thì theo ống cao su (10) bị hút trở về máng chứa (5) để dùng lại. Các máy hàn tự động SW – 101 Nhật : máy MCH6; MCH7 của Pháp đang có ở Việt nam.
Kim loại dây hàn và vật hàn được hồ quang nung chảy trong điều kiện không có không khí nhờ lớp trợ dung nóng chảy cách ly nên kim loại hàn không bị oxy hóa.
11.4. Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ
Trong phương pháp hàn điện hồ quang, ngoài việc dùng điện cực (que hàn), chất trợ dung còn có cách bảo vệ mối hàn khỏi bị oxy hóa và nitơ hóa bằng cách dùng những dòng khí bảo vệ đẩy không khí ra khỏi môi trường hồ quang và giữ cho kim loại nóng chảy không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Các khí bảo vệ dùng để hàn là các khí khử oxy (hyro, cacbon,…), các khí trơ (argon, heli) và khí hoạt tính (cacbonic – CO2).
Những phương pháp hàn trong môi trường khí bảo vệ thường dùng nhất là dùng trong môi trường khí hydrro, hàn trong khí argon và trong khí cacbonic (CO2). Hàn trong môi trường CO2 với dây hàn nóng chảy được gọi là hàn MAG (Metal – ActivGas), hàn trong môi trường khí argon với dây hàn nóng chảy được gọi là hàn MIG (Metal – Inter Gas).
Những ưu điểm của phương pháp hàn hồ quang argon:
– Có thể cơ khí hóa trong khi hàn.
– Có thể hàn một số lớn kim loại mà không cần dùng chất trợ dung, đảm bảo mối hàn sạch, bỏ được nguyên công làm sạch xỉ hàn.
– Nung nóng tập trung nên kim loại hàn được ngấu hơn.
Hàn hồ quang argon có thể tiến hành với điện cực không nóng chảy (gọi là hàn TIG). Khi hàn TIG hồ quang cháy trong môi trường argon, lớp khí này bảo vệ kim loại nóng chảy khỏi bị oxy hóa – hình 11.13.
Hàn hồ quang argon dùng chủ yếu để hàn thép không gỉ các hợp kim nhôm và hợp kim magiê, hợp kim titan.