Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2009-2010. Trong số 12 doanh nghiệp được cổ phần hóa có 3 tổng công ty là Thiết bị điện Việt Nam, Xây dựng công nghiệp Việt Nam và Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam; 9 công ty là Điện máy và Kỹ thuật công nghệ, Giao nhận kho vận ngoại thương, Điện máy - Xe đạp xe máy, Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, Xây lắp và Vật liệu xây dựng V, Du lịch và Xúc tiến thương mại, Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại, Nông thổ sản II, Vật liệu xây dựng và Lâm sản. Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp cùng Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp là hai doanh nghiệp sẽ được chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty Thực phẩm và Đầu tư công nghệ, Công ty Điện máy Hải Phòng chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng đề án chuyển đổi các tổng công ty: Máy và Thiết bị công nghiệp, Máy động lực và Máy nông nghiệp sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con; đề án cổ phần hóa các tổng công ty: Thiết bị điện Việt Nam, Xây dựng công nghiệp Việt Nam, Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tiến trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước chính thức khởi động từ năm 1992, với xuất phát điểm có 6.500 doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến hết năm 2008, cả nước đã có 5.414 doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại. Trong đó, 3.836 doanh nghiệp Nhà nước được tái cấu trúc ở hình thức triệt để nhất là cổ phần hóa. Cổ phần hóa đã huy động được thêm khoảng 100.000 tỷ đồng vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia dưới hình thức mua cổ phần.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2009-2010. Trong số 12 doanh nghiệp được cổ phần hóa có 3 tổng công ty là Thiết bị điện Việt Nam, Xây dựng công nghiệp Việt Nam và Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam; 9 công ty là Điện máy và Kỹ thuật công nghệ, Giao nhận kho vận ngoại thương, Điện máy - Xe đạp xe máy, Xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, Xây lắp và Vật liệu xây dựng V, Du lịch và Xúc tiến thương mại, Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại, Nông thổ sản II, Vật liệu xây dựng và Lâm sản. Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp cùng Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp là hai doanh nghiệp sẽ được chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty Thực phẩm và Đầu tư công nghệ, Công ty Điện máy Hải Phòng chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng đề án chuyển đổi các tổng công ty: Máy và Thiết bị công nghiệp, Máy động lực và Máy nông nghiệp sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con; đề án cổ phần hóa các tổng công ty: Thiết bị điện Việt Nam, Xây dựng công nghiệp Việt Nam, Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tiến trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước chính thức khởi động từ năm 1992, với xuất phát điểm có 6.500 doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến hết năm 2008, cả nước đã có 5.414 doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại. Trong đó, 3.836 doanh nghiệp Nhà nước được tái cấu trúc ở hình thức triệt để nhất là cổ phần hóa. Cổ phần hóa đã huy động được thêm khoảng 100.000 tỷ đồng vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia dưới hình thức mua cổ phần.
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trong đó bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Như vậy, theo pháp luật hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Căn cứ theo Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020,thì cơ cấu tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quản lý doanh nghiệp theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát; hoặc
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Như vậy, đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần thì quyết định quản lý doanh nghiệp tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với từng loại hình doanh nghiệp tương ứng.