Công Ty Đấu Giá Hợp Danh Hoàng Gia

Công Ty Đấu Giá Hợp Danh Hoàng Gia

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

Thủ tục thực hiện trong công ty

Tổ chức hành nghề luật sư được đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương (nơi có Đoàn luật sư) mà Giám đốc công ty luật hoặc Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

Căn cứ theo Điều 35 Khoản 2 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời gian 10 ngày, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Nếu bên Sở Tư pháp từ chối thì sẽ nêu lý do và thông báo bằng văn bản, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 7 ngày (tính từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động) thì Giám đốc công ty luật hoặc Trưởng văn phòng luật sư phải thông báo bằng văn bản, kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong tổ chức đó.

Công ty cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh. Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty và danh sách thành viên. Ngoài ra, cần bổ sung bản sao các giấy tờ trong các trường hợp sau.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập Công ty hợp danh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi xem xét, nếu hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản. Trong thông báo sẽ ghi rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Căn cứ Điều 32 Khoản 1, 2, 3 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

Khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự. Sau đó, thực hiện đóng các khoản phí và lệ phí.

Việc thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là quy định không thể thiếu trong quy trình và thủ tục thành lập Công ty hợp danh. Nếu không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn, công ty sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Nội dung công bố phải bao gồm các nội dung như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty. Thời hạn công bố là trong vòng 30 ngày kể từ ngày công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Con dấu pháp nhân là một công cụ có tính pháp lý, dùng để nhận biết  và phân biệt các doanh nghiệp. Con dấu được cấp sau khi công ty đã hoàn thành các thủ tục thành lập Công ty hợp danh hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.

Con dấu được làm theo yêu cầu để tạo hình cố định trên văn bản nhằm thể hiện tính pháp lý, tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu. Khi con dấu đã được đóng lên nghĩa là đã xác lập giá trị pháp lý cho văn bản đó. Dấu công ty bao gồm 2 loại.

Trong thời gian từ 01 đến 02 ngày làm việc, công ty phải đi khắc con dấu tại cơ quan khắc dấu. Việc khắc dấu được thực hiện sau khi công ty đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thông báo về mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp phải có thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp. Đính kèm là Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về nội dung, hình thức và số lượng của con dấu.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu của công ty, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy biên nhận về cho công ty. Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của luật sư công ty luật hợp danh

Thành viên của công ty luật hợp danh có các quyền như nhận thù lao từ khách hàng, thực hiện dịch vụ pháp lý, thuê luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hay nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư, hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Ngoài ra, luật sư công ty còn có quyền thành lập chi nhánh và văn phòng giao dịch trong nước, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài và các quyền khác dựa theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo Điều 40 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ nghĩa vụ của luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.

Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.

Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.

Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ là một quá trình hành động mà mỗi thành viên bắt buộc phải thực hiện, dù là đạo đức hay hợp pháp. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của pháp luật ban hành thì thành viên công ty luật phải thực hiện đúng theo quy định của điều lệ công ty.

Luật sư phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Nếu thành viên nào vì mục đích trục lợi cho cá nhân, tổ chức mà cố ý vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trường hợp nhẹ thì sẽ phạt hành chính, nặng thì chịu án hình sự.

Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói

Cơ cấu, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Cơ cấu thành viên công ty luật hợp danh được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như nguồn vốn đầu tư, mức độ, tỷ lệ chiếm giữ vốn góp và tư cách pháp lý của công ty. Mỗi loại thành viên có một địa vị pháp lý khác nhau trong quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của công ty.

Năng lực và trình độ của luật sư góp phần rất lớn trong việc điều hành công ty. Luật sư khi hành nghề không chỉ là những nhà đầu tư thuần túy, mà họ còn là những luật sư cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cao mang tính chuyên nghiệp hóa cho khách hàng.

Các luật sư của công ty hợp danh không chỉ đòi hỏi về năng lực, trình độ mà còn cần sự trung thành, cẩn trọng đối với cộng đồng vì công lý và mang tính nhân văn cao cả.

Xem thêm: Đặc điểm của công ty hợp danh