Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn thì BVMT nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn thì BVMT nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hội đồng chung khảo đã chấm độc lập, sau đó họp và chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề.
Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Thị Sự và Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam trao giải Khuyến khích cho các tác giả. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN)
Tối 10/12, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 được tổ chức tại Hà Nội.
Giải do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo tổ chức.
Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt được giao phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank trực tiếp tổ chức thực hiện.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải, khẳng định chất lượng các tác phẩm độ đồng đều cao, chủ đề các tác phẩm tham dự giải đa dạng, phong phú, phản ánh sâu sắc quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang mô hình kinh tế đa giá trị, nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất theo chuỗi giá trị.
Điển hình như tác phẩm truyền hình Con đường nông sản 2023-Vị thế nông nghiệp của Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Biến rơm thành tiền (Đài Truyền hình Hậu Giang); Nông nghiệp xanh, áp lực tạo ra cơ hội (Thông tấn xã Việt Nam); Đánh thức tiềm năng nuôi trồng hải sản vùng biển Việt Nam (Báo Nông nghiệp Việt Nam); Tín dụng xanh - Động lực cho phát triển bền vững (Báo điện tử Dân Việt); Vững vàng trước thiên tai (Đài Tiếng nói Việt Nam); Vươn mình ra biển lớn (Kênh VTC16)...
Nhìn chung các tác phẩm viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn không đơn thuần chỉ đưa ra thông tin mà còn phân tích thấu đáo cách người nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu; không chỉ dừng ở phản ánh thông thường, mà còn giàu tính phản biện các vấn đề khó khăn, bức xúc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, phát hiện, biểu dương những nhân tố điển hình, điểm sáng tích cực, lan tỏa các giá trị tốt đẹp.
Đã có rất nhiều tác phẩm xuất sắc tập trung viết, phản ánh về hình mẫu người nông dân mới, văn minh, chuyên nghiệp, như: “Cái bắt tay với nông dân” của tác giả Xích Lô, bút danh của đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; “Đi tìm nghìn lẻ một cách làm giàu của nông dân” của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng; “Nông dân miền Tây hụt hơi sau cuộc đua năng suất” của nhóm tác giả Báo điện tử Vnexpress; “Giàng A Hiếu - Người đánh thức”xứ sở hạnh phúc“Suối Giàng” của tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh (Báo Đầu tư) hay “Người Rắc - Lây viết tiếp giấc mơ Cha-pi dưới chân núi Chúa” của Trung tâm Truyền hình Quân đội... Mỗi tác phẩm đã khắc họa lên được chân dung và cả sự chuyển mình của người nông dân trong thời kỳ mới.
Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, mỗi tác phẩm báo chí thực sự là một công trình nghiên cứu, nguồn tư liệu quý giá để các cơ quan Đảng, Nhà nước tham khảo trong xây dựng chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách; là nguồn động viên, cổ vũ kịp thời người nông dân nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ thể, trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Theo Ban Tổ chức Giải, điểm mới của giải năm nay so với năm đầu tiên là ngoài việc tổ chức nhận bài dự thi đối với tác phẩm báo in và báo điện tử, Giải còn mở rộng thêm hạng mục truyền hình và phát thanh.
Chỉ sau một thời gian ngắn phát động (từ tháng 7/2024), Ban Tổ chức đã nhận được 1.950 tác phẩm hợp lệ thuộc các thể loại báo chí từ hơn 200 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương gửi về tham dự giải. Trong số đó, báo in có 450 tác phẩm, báo điện tử 900 tác phẩm, truyền hình có 350 tác phẩm, phát thanh/podcast có 250 tác phẩm.
Sau quá trình lựa chọn, Ban sơ khảo đã lựa chọn được 70 tác phẩm chất lượng nhất vào vòng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chấm độc lập, sau đó họp và chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề, với tổng giá trị các giải thưởng 540 triệu đồng./.
Từ năm 2021, khi đại dịch Covid 19 ập tới, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc “giải cứu nông sản” diễn ra. Chuỗi cung ứng trì trệ, xuất khẩu
Từ năm 2021, khi đại dịch Covid 19 ập tới, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc “giải cứu nông sản” diễn ra. Chuỗi cung ứng trì trệ, xuất khẩu ùn tắc. Nông sản không có đầu ra đành phải kêu gọi nhiều người dân trong nước khắp nơi giải cứu.
Hiện tại đã là giữa năm 2022, thực trạng ngành nông sản hiện nay ở Việt Nam đã biến chuyển như thế nào thì hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu vấn đề này.
Thị trường của ngành nông sản Việt Nam vẫn rất ổn định và tăng trưởng tốt. Ba tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu tập trung tới các thị trường thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.
Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm 27,1% thị phần). Đứng thứ hai thị trường Trung Quốc với trên 2,1 tỷ USD (chiếm 16,6% thị phần). Ở vị trí thứ ba là thị trường Nhật Bản, với giá trị xuất khẩu đạt gần 872 triệu USD (chiếm 6,8%), trong đó nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,3% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản). Thị trường Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ tư, với giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 562 triệu USD (chiếm 4,4%) và nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 45,2% giá trị).
Trong khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông sản quý I/2022 có dấu hiệu khả quan so với quý I/2021 thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất là nhóm:
Có 5 sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: Cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ. Một số mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, sắn và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.
Dịch Covid 19 đã không còn hoành hành kể từ đầu năm nay. Chuỗi cung ứng cũng đã dần khôi phục lại và ổn định, phục vụ cho việc sản xuất nông sản thuận lợi hơn. Thực trạng ngành nông sản hiện nay có dấu hiệu khởi sắc.
Theo báo VN Economy, trong Quý 1/2022, sản xuất nông nghiệp có những diễn biến trái chiều trong các nhóm ngành.
Tuy nhiên thì về kết quả chung, toàn ngành vẫn tăng trưởng 2,45% so với cùng kỳ.
Bộ NN&PTNT cũng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường. Chuẩn bị tổ chức đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc. Tập trung đàm phán, hoàn thiện các thủ tục (đánh giá rủi ro, kiểm tra…) để thúc đẩy xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng bưởi, nhà máy chiếu xạ để thống nhất kế hoạch XK bưởi sang thị trường Mỹ…
Điểm qua tình hình nông sản chúng ta cũng hiểu rõ hơn về thực trạng nông sản hiện nay, những bước tiến bộ cũng như những khó khăn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước dễ dàng hơn trong thủ tục, quảng bá để xuất khẩu ra nước ngoài. Innovative Hub hy vọng trong thời gian sắp tới, nông sản nước nhà có những biến chuyển nhanh chóng và gặt hái được nhiều doanh thu hơn nữa.
TÌM HIỂU THÊM: NÔNG SẢN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT