Lập Dự Toán Chi Phí Tư Vấn Quản Lý Dự Án

Lập Dự Toán Chi Phí Tư Vấn Quản Lý Dự Án

Ngày 14/02/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 405/BXD-KTXD gửi Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc lập và phê duyệt dự toán để xác định chi phí quản lý dự án làm cơ sở thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Ngày 14/02/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 405/BXD-KTXD gửi Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc lập và phê duyệt dự toán để xác định chi phí quản lý dự án làm cơ sở thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm và soạn thảo

Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm là mẫu số: 04/DT-QLDA đối với người lập mẫu là chủ đầu tư và mẫu số 05/DT- QLDA đối với người lập dự toán là Ban quản lý dự án được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Mẫu dự toán như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Xác nhận phạm vi trong quản lý phạm vi dự án là gì? Hoạt động xác nhận và vai trò

Xem thêm: Bản mô tả phạm vi dự án là gì? Nội dung và vai trò của bản mô tả

(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản

(2) Ghi tên chủ đầu tư, ban quản lý dự án

Tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 06/2019/TT- BTC, quy định về nội dung dự toán chi tại Điều 11 bao gồm các khoản chi sau::

– Lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao; lương theo hợp đồng lao động đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Xem thêm: Xác định phạm vi trong quản lý phạm vi dự án là gì? Căn cứ và kỹ thuật xác định

– Chi tiền lương làm thêm giờ, làm đêm theo quy định của Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các văn bản hướng dẫn thực hiện (Nghị định số 45/2013/NQ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)).

* Chi tiền công trả cho lao động theo công việc cụ thể, theo thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật.

Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với các cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2014/NĐ- CP ngày 19/2/2013 và Nghị định số 117/2016/NĐ- CP ngày 21/7/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; Nghị định số 116/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ.”

Phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án gồm :

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại một BQLDA được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc tại BQLDA. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án một tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của cá nhân đó.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm kiêm nhiệm ở nhiều BQLDA thì mức phụ cấp quản lý dự án kiêm nhiệm được xác định tương ứng với tỷ lệ thời gian làm việc cho từng BQLDA, nhưng tổng mức phụ cấp của tất cả các BQLDA làm kiêm nhiệm tối đa bằng 100% mức lương theo cấp bậc, phụ cấp lương được hưởng.

– Những người đã hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định tại Khoản này.

Xem thêm: Thu thập yêu cầu trong quản lý phạm vị dự án là gì? Phân loại và kỹ thuật thu thập

* Các khoản trích nộp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh phí công đoàn, trích nộp khác đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

* Chi khen thưởng: thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất (nếu có) và các chi phí liên quan đến khen thưởng. Mức chi tiền thưởng cho cá nhân, tập thể theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng. Mức trích lập dự toán chi tiền thưởng tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương chức vụ, ngạch, bậc của số cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng

* Chi phúc lợi tập thể: Thanh toán tiền nghỉ phép, nghỉ chế độ, trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền thuốc y tế.

* Chi thanh toán dịch vụ công cộng: tiền điện, tiền nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, khoán phương tiện, các dịch vụ khác.

* Chi mua vật tư văn phòng: công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tài liệu, bàn ghế, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, khác.

* Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: cước phí điện thoại, bưu chính, Fax, Internet, sách, báo, tài liệu quản lý.

* Chi phí hội nghị: thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

* Chi thanh toán công tác phí: thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

* Chi phí thuê mướn: thuê phương tiện đi lại, nhà làm việc, thiết bị phục vụ các loại, thuê chuyên gia và giảng viên, thuê đào tạo lại cán bộ, thuê mướn khác.

* Chi đoàn đi công tác tại nước ngoài: thực hiện theo nội dung, tiêu chuẩn, định mức chi tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

* Chi đoàn vào: Thực hiện theo Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung (nếu có).

*.Chi sửa chữa thường xuyên tài sản: việc sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, BQLDA phải có trong dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công..

* Chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án: nhà cửa, phương tiện đi lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy tính, phần mềm máy tính, máy văn phòng, các tài sản khác phục vụ hoạt động quản lý dự án của chủ đầu tư, BQLDA phải có trong dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công

* Chi phí khác: nộp thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm tài sản và phương tiện, tiếp khách, chi ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình và một số khoản chi khác.

* Dự phòng: tối đa bằng 10% của dự toán.

Định mức chi tiêu đối với các khoản chi tại điều này thực hiện theo các quy định hiện hành đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, cá nhân có nhiệm vụ đó là phụ trách kế toán, người lập  sẽ lập ra dự toán trên, theo mẫu số 04/DT-QLDA trên, gồm các khoản chi tiêu được liệt kê sẽ bao gồm: chi tiền lương; chi tiền công trả cho lao động theo công việc cụ thể; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp theo lương; chi khen thưởng, chi phúc lợi tập thể, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi mua vật tư văn phòng, chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi phí hội nghị; chi thanh toán công tác phí; chi phí thuê mướn, chi đoàn đi công tác tại nước ngoài, chi đoàn vào, chi sửa chữa thường xuyên,…. Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện thẩm định, phê duyệt dự toán chi.

dạ cho em hỏi nếu công ty có ngành nghề quản lý dự án, tư vấn giám sát thì nếu công ty xuất đầu ra cho khách hàng thì đầu vào sẽ là những gì để có thể đưa vào chi phí cho gói quản lý dự án đã xuất VAT ạ. Em cảm ơn ạ!

Ngày 03/8/2021, Bộ Xây dựng đã có công văn 3075/BXD-KTXD gửi Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án.

Theo đó, chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại khoản 1; khoản 2, Điều 60, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình là các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Trường hợp Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án giữa chủ đầu tư với nhà thầu tư vấn quản lý dự án. Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo quy định.

Việc quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm: BXD_3075-BXD-KTXD_03082021.pdf

Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 3075/BXD-KTXD.