Lượng Trung Quốc

Lượng Trung Quốc

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2023, xuất khẩu trái cây đã tăng trưởng mạnh mẽ với ước mức tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân nhờ vào việc Trung Quốc mở cửa khẩu, cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 đã tạo đà cho xuất khẩu năm 2023.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 1/2023, xuất khẩu trái cây đã tăng trưởng mạnh mẽ với ước mức tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân nhờ vào việc Trung Quốc mở cửa khẩu, cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 đã tạo đà cho xuất khẩu năm 2023.

Các yêu cầu về tiêu chuẩn nhập khẩu từ Trung Quốc

Những lô hàng từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và không được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chấp nhận sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.

Mã số vùng trồng là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo quy định, trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải được thu mua từ những vùng trồng và đóng gói tại những cơ sở đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận. Thông tin chi tiết xin liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các Chi cục Bảo vệ thực vật và Trồng trọt tại địa phương.

Bạn có thể liên lạc với Eimskip để được hỗ trợ đăng ký mã vùng trồng

Khoản 28 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm. Trong bối cảnh các nước đều đang tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao các quy định về kiểm dịch vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật như hiện nay, các sản phẩm nông sản đều cần phải đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.

Yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật

Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục được Trung Quốc cho phép thì sản phẩm của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và điều kiện về an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ngày 15 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Cục Quản lý nhà nước về quản lý thị trường đã ban hành Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia - Giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (GB 2763-2019). Tiêu chuẩn này áp dụng từ ngày 15 tháng 02 năm 2020. Mới đây nhất, Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh số 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Theo đó, các quy định mới của Trung Quốc hiện nay đã tiệm cận thị trường châu Âu (EU). Đáng lưu ý, trong danh mục 376 thực phẩm, nước này vừa ban hành tiêu chuẩn quy định hơn 10.000 mức giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) với 564 loại thuốc bảo vệ thực vật, tăng lần lượt 42% và 16,7% so với tiêu chuẩn năm 2019. Trung Quốc cũng ban hành danh mục gồm 500 loài sinh vật gây hại thực vật thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật đều là các loại sinh vật gây hại phổ biến thường kèm các loại trái cây tươi Việt Nam như: rệp, ruồi đục quả, v.v…

Khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc,  cần tìm hiểu rõ Quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do quá trình sản xuất đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu và các quy định có liên quan, v.v...

Địa chỉ: Số 96 Cao Thắng, Phường 4, Quận 3, TP.HCM

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho thấy: Trong năm 2023, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường khách lớn nhất trong năm 2023 với gần 3,6 triệu lượt (chiếm 28% tổng lượng khách).

Khu vực hồ Hoàn Kiếm luôn là điểm nhấn hấp dẫn du khách quốc tế khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thị trường Trung Quốc đạt 1,7 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2. Như vậy là, 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm 42% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tiếp sau là Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và Nhật Bản đứng vị trí thứ 5.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 đạt 70% so với năm 2019. Xét theo châu lục, thị trường khách từ châu Đại dương và châu Mỹ có mức phục hồi tốt nhất (99% và 93%); châu Âu (67%) và châu Phi (63%) phục hồi chậm. Châu Á mới đạt 68%.

Tuy vậy, thị trường truyền thống Trung Quốc mới đạt tỷ lệ phục hồi 30%. Ở thời điểm trước dịch, thị trường này chiếm gần 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Cùng với đó, thị trường Nga mới đạt 19% so với năm 2019. Một thị trường quan trọng khác của Việt Nam ở châu Á là Nhật Bản mới đạt mức 62%.

So với năm 2019, Nga và Anh không còn nằm trong 10 thị trường hàng đầu Việt Nam, thay vào đó là Campuchia và Ấn Độ với sự tăng trưởng đột phá trong năm qua.

Một số thị trường lớn có mức độ phục hồi rất tốt như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia. Đặc biệt, một số thị trường Đông Nam Á thậm chí đã cao hơn so với thời điểm trước dịch. Ở Nam Á, thị trường Ấn Độ cũng có sự phục hồi ấn tượng. Tín hiệu lạc quan cũng đến từ các thị trường chính ở châu Âu, trong đó Tây Ban Nha phục hồi tốt nhất, sau đó là Đức, Anh và Pháp. Đây cũng là 3 thị trường khách lớn nhất đến Việt Nam ở châu Âu. Trong số các thị trường Đông Nam Á thì khách Thái Lan đứng đầu, sau đó là Malaysia, Campuchia.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam chia sẻ: Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), hoạt động du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024, ngang bằng với năm 2019. Tuy nhiên mức độ phục hồi vẫn không đồng đều ở các khu vực. Nhu cầu của du khách quốc tế liên tục thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, trải nghiệm, tính đa dạng và độc đáo. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số sẽ thúc đẩy hình thành các cách thức du lịch mới; quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong hoạt động du lịch sẽ ngày một rõ nét.

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với 169 chương trình, sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh với sự tham gia của 33 tỉnh, thành phố, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều trải nghiệm, khám phá mới.

Trong năm 2023, du lịch được coi là điểm sáng, có sự bứt phá tích cực, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước.Toàn ngành đón trên 12,5 triệu lượt khách quốc tế, vượt 57% so với mục tiêu ban đầu và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12-13 triệu lượt). Khách  đội địa đạt trên 108 triệu lượt, vượt 6% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch ước đạt trên 672.000 tỷ đồng, vượt 4,3%. Đáng chú ý, 6 tháng cuối năm 2023 đều đón trên 1 triệu khách đến Việt Nam/tháng, riêng tháng 12 đạt lượng khách cao nhất với 1,37 triệu lượt.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng cho biết, các hoạt động, sự kiện du lịch diễn ra sôi động trên cả nước, tạo nội lực tăng trưởng, phục hồi cả thị trường nội địa, quốc tế. Hệ thống sản phẩm du lịch liên tục được làm mới nhằm tăng sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch tăng cường liên kết triển khai nhiều hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch...