Nghị Định Hướng Dẫn Thi Hành Luật Xuất Nhập Cảnh

Nghị Định Hướng Dẫn Thi Hành Luật Xuất Nhập Cảnh

Để kiểm soát việc nhập cảnh của công dân khi muốn vào Việt Nam thì chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn luật xuất nhập cảnh. Các nghị định, thông tư có yêu cầu chi tiết và rõ ràng nên bạn cần thực hiện đúng theo quy định. Hãy tìm hiểu về nghị định này ở bài viết dưới đây cùng Chúc Vinh Quý.

Để kiểm soát việc nhập cảnh của công dân khi muốn vào Việt Nam thì chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn luật xuất nhập cảnh. Các nghị định, thông tư có yêu cầu chi tiết và rõ ràng nên bạn cần thực hiện đúng theo quy định. Hãy tìm hiểu về nghị định này ở bài viết dưới đây cùng Chúc Vinh Quý.

Quy định về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú đối với người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Quy định về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh

Quy định về giấy thông hành và các giấy tờ cần thiết khác

Một số loại giấy thông hành và các giấy tờ cần thiết khác cũng được quy định cụ thể đó là:

Hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành ở nước ngoài

Quy định về quản lý nhập cảnh và xuất cảnh

Dưới đây là một số quy định về quản lý nhập cảnh và xuất cảnh tại Việt Nam.

Quy định về hộ chiếu được thể hiện qua

Quy định về hộ chiếu khi xuất nhập cảnh

Quy định về miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam

Sau đây, Chúc Vinh Quý sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin về quy định miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam:

Nghị định hướng dẫn luật xuất nhập cảnh được quy định rất chi tiết, khi bạn muốn xuất nhập cảnh thì cần tuân theo các quy định để xuất nhập cảnh đúng luật. Bên cạnh đó thì chuẩn bị các giấy tờ cá nhân để kiểm chứng và thuận tiện lợi.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2020

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014,

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

1. Việc người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển được miễn thị thực quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam.

2. Việc cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam.

3. Hình thức cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Nghị định này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Cấp thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu kinh tế ven biển đến các địa điểm khác của Việt Nam

1. Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Đối với công dân các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp đã tạm trú chưa đến 15 ngày thì đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh đóng dấu hết giá trị vào chứng nhận tạm trú cũ và cấp chứng nhận tạm trú mới với thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

b) Trường hợp đã tạm trú từ 15 ngày trở lên thì thực hiện thủ tục cấp thị thực theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu hết thời hạn tạm trú và có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì việc cấp thị thực thực hiện theo điều ước quốc tế.

Điều 4. Cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam

1. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực truy cập Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh và thực hiện như sau:

a) Khai thông tin đề nghị cấp thị thực, tải ảnh, trang nhân thân hộ chiếu;

b) Tải giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam. Giấy tờ chứng minh phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

c) Nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chuyển cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện điều ước quốc tế.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp thị thực của người nước ngoài từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện điều ước quốc tế có trách nhiệm xác định người nước ngoài thuộc hay không thuộc đối tượng quy định tại điều ước quốc tế và thực hiện như sau:

a) Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan chủ trì thì trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

b) Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng không thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan chủ trì thì gửi văn bản trao đổi và chuyển đề nghị cấp thị thực cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đó;

c) Trường hợp người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì trả lời cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thông báo người nước ngoài biết.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp thị thực của người nước ngoài, bộ, cơ quan ngang bộ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này có trách nhiệm trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan đề nghị cấp thị thực và thông báo cho người nước ngoài đề nghị cấp thị thực tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh.

6. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực sử dụng mã hồ sơ điện tử kiểm tra và in kết quả trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục nhận thị thực theo quy định tại khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 5. Hình thức cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc thị thực rời, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh không cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu; VT, QHQT (3).

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc

Hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;

Căn cứ Nghị quyết ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Điều 1.- Phạm vi điều chỉnh của Nghị định

Nghị định này hướng dẫn việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong Bộ Luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Bộ Luật dân sự Việt Nam).

"Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" quy định trong Bộ Luật dân sự Việt Nam là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Có người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia; - Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt ở nước ngoài;

Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

"Người nước ngoài" nói tại Điều này là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không có quốc tịch.

"Pháp nhân nước ngoài" nói tại Điều này là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Điều 2.- Áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam

Các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp áp dụng điều ước quốc tế theo quy định tại Điều 3, áp dụng tập quán quốc tế theo quy định tại Điều 4 hoặc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Điều 3.- Áp dụng điều ước quốc tế

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định việc áp dụng pháp luật khác với quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế.

Điều 4.- Áp dụng tập quán quốc tế

Trong trường hợp Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia không quy định, hoặc hợp đồng dân sự không có thoả thuận về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì áp dụng tập quán quốc tế về chọn pháp luật áp dụng. Nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quá quốc tế trái với các quy định của các điều từ Điều 2 đến Điều 11 của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam.

Điều 5.- Áp dụng pháp luật nước ngoài

1. Pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp:

a. Được Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định;

b. Được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định;

c. Được các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu thoả thuận đó không trái với các quy định của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.

2. Trong trường hợp việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các quy định tại các điều từ Điều 2 đến Điều 11 của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam.

3. Trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 của Điều này mà pháp luật của nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam; nếu pháp luật của nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba.

Điều 6.- Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài

Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ Luật dân sự Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định người nước ngoài không có khả năng có hoặc có không đầy đủ các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam.

Điều 7.- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

1. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.

Năng lực hành vi dân sự của người không quốc tịch được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú; nếu không có nơi thường trú, thì xác định theo pháp luật Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài có từ hai quốc tịch nước ngoài trở lên được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không thường trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch, thì xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất về mặt nhân thân hoặc tài sản;

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

Điều 8.- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó quốc tịch.

2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

1. Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ các trường hợp sau đây:

a. Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tầu biển được xác định theo pháp luật của nước mà tàu biển đó mang cờ;

b. Quyền sở hữu đối với tầu bay được xác định theo pháp luật của nước nơi đăng ký tầu bay đó;

c. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu các bên không có thoả thuận khác.

2. Việc phân biệt tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó.

3. Tài sản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng quyền miễn trừ tư pháp; nếu sử dụng vào mục đích kinh doanh thì không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

1. Hình thức của hợp đồng dân sự tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm pháp luật của nước đó về hình thức hợp đồng nhưng phù hợp với quy định tại Điều 400 của Bộ Luật dân sự Việt Nam, thì vẫn có hiệu lực tại Việt Nam về hình thức hợp đồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu các bên không có thoả thuận khác. Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

3. Hợp đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì tuân theo các quy định tại các điều từ Điều 394 đến Điều 420 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

4. Hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam hoặc liên quan đến tầu bay, tầu biển Việt Nam, thì tuân theo các quy định của Bộ Luật dân sự, Bộ Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.

Điều 11.- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân Việt Nam, hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại vùng trời, vùng biển thuộc quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các quy định tại các điều từ Điều 609 đến Điều 633 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

2. Pháp luật áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại do tầu bay, tầu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật Việt Nam về hàng không dân dụng và hàng hải.

3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xẩy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các quy định tại các điều từ Điều 609 đến 633 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại Điều 749 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

2. Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại khoản 1 của Điều này có các quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 750 đến 766 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định khác tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 13.- Quyền sở hữu công nghiệp

1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ.

2. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam tuân theo quy định tại các điều từ Điều 788 đến 805 của Bộ Luật dân sự Việt Nam.

3. Trong trường hợp điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 14.- Chuyển giao công nghệ

1. Việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam và người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài tuân theo các quy định tại các điều từ Điều 806 đến Điều 825 của Bộ Luật dân sự Việt Nam và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam về chuyển giao công nghệ.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao công nghệ mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại khoản 1 của Điều này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày ký.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

CHÍNH PHỦ ________ Số: 75/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________ Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2020

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về:

1. Việc người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển được miễn thị thực quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam.

2. Việc cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam.

3. Hình thức cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Cấp thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu kinh tế ven biển đến các địa điểm khác của Việt Nam

1. Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu hết thời hạn tạm trú và có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì việc cấp thị thực thực hiện theo điều ước quốc tế.

Điều 4. Cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam

1. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực truy cập cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh và thực hiện như sau:

a) Khai thông tin đề nghị cấp thị thực, tải ảnh, trang nhân thân hộ chiếu;

b) Tải giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam. Giấy tờ chứng minh phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

c) Nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chuyển cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện điều ước quốc tế.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp thị thực của người nước ngoài từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan được Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện điều ước quốc tế có trách nhiệm xác định người nước ngoài thuộc hay không thuộc đối tượng quy định tại điều ước quốc tế và thực hiện như sau:

a) Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan chủ trì thì trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

b) Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng không thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan chủ trì thì gửi văn bản trao đổi và chuyển đề nghị cấp thị thực cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đó;

c) Trường hợp người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì trả lời cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thông báo người nước ngoài biết.

4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp thị thực của người nước ngoài, bộ, cơ quan ngang bộ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này có trách nhiệm trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời... cơ quan đề nghị cấp thị thực và thông báo cho người nước ngoài đề nghị cấp thị thực tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh.

6. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực sử dụng mã hồ sơ điện tử kiểm tra và in kết quả trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm thủ tục nhận thị thực theo quy định tại khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 5. Hình thức cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc thị thực rời, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh không cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh qua cổng kiểm soát tự động.

Điều 6. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, QHQT(3).