Sinh viên đại học không đến nỗi thiếu ngủ, nhưng Harvard thì khác. Thay vì hy vọng vào việc tự khắc phục, sinh viên ngôi trường danh giá cho rằng nhà trường cần hành động.
Sinh viên đại học không đến nỗi thiếu ngủ, nhưng Harvard thì khác. Thay vì hy vọng vào việc tự khắc phục, sinh viên ngôi trường danh giá cho rằng nhà trường cần hành động.
Xem thêm: Các trường đại học hàng đầu thế giới
Với những ai đang tìm hiểu và có dự định du học tại ngôi trường này, hẳn một trong những vấn đề thắc mắc được đặt ra lúc này là Đại học Harvard học phí bao nhiêu. Trên thực tế, ở nhiều bảng xếp hạng hàng năm, Harvard vẫn là một trong những trường Đại học lọt danh sách những ngôi trường có học phí đắt đỏ nhất thế giới. Vậy thực tế như thế nào?
Với những sinh viên theo học tại Đại học thì mức học phí sẽ không giống nhau. Học phí cụ thể tùy thuộc vào khóa học hay bậc học mà sinh viên lựa chọn đăng ký. Thông tin chi tiết về mức học phí cho từng bậc học, ngành học thường được công khai cụ thể trên những website chính thức của 12 trường thành viên trực thuộc. Chính vì thế, nếu muốn biết thông tin chính xác nhất, người học nên tìm hiểu các website này và chủ động tham khảo, tìm kiếm các thông tin theo nhu cầu của mình.
Đại học Harvard cũng có chính sách hỗ trợ tài chính cho một số đối tượng sinh viên. Sau khi được hỗ trợ, mức học phí trung bình sẽ dao động vào khoảng 11.500 USD/năm.
Nếu tính ở thời điểm hiện tại, đối với bậc Đại học dành cho sinh viên quốc tế và cả trong nước của toàn bộ chương trình đào tạo tại Harvard là khoảng 49.653 USD (tương đương với 1.15 tỷ VNĐ). Với bậc cao học thạc sĩ rơi vào khoảng 48.008 USD (tương đương 1.11 tỷ VNĐ) đối với hai năm đầu tiên, hai năm tiếp theo bổ sung học phí khoảng 12.484 USD (tương đương 289 triệu VNĐ). Tại Đại học Harvard, chỉ riêng nghiên cứu sinh Tiến sĩ là được hỗ trợ toàn bộ chi phí, bao gồm cả học phí, phí sinh hoạt, lệ phí khác,...
Trên thực tế, Harvard vẫn phát triển chính sách hỗ trợ cho sinh viên quốc tế và sinh viên trong nước về tài chính, tạo điều kiện học tập cho sinh viên. Mặc dù sinh viên quốc tế không nhận được các khoản viện trợ liên bang, thế nhưng Harvard vẫn thực hiện hỗ trợ cho hơn một nửa số sinh viên theo học nhận được học bổng của ngôi trường này.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp tự học là gì?
Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;
Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Yehong Zhu, sinh viên năm hai Đại học Harvard, phân chia thời gian học tập, hoạt động ngoại khóa, vui chơi rất chi tiết và thường ngủ rất ít, thậm chí nhiều đêm thức đến sáng.
Yehong Zhu, đến từ Atlanta (Georgia, Mỹ), là sinh viên năm hai tại Mather House (Đại học Harvard), chuyên ngành kép Triết học và Chính phủ. Cô là người sáng lập Harvard Square College Consulting, công ty chuyên cung cấp nguồn tài liệu cho học sinh trung học chuẩn bị vào đại học trên toàn thế giới. Bài chia sẻ của Yehong trên Quora mới đây về cách sinh viên Harvard sử dụng thời gian đã thu hút hơn 115 nghìn lượt xem.
Yehong Zhu, đến từ Atlanta (Georgia), là sinh viên năm hai tại Mather House (Đại học Harvard). Ảnh: Business Insider.
Là sinh viên năm hai, tôi rất luyến tiếc khi đã hoàn thành một nửa chặng đường đại học. Và đây là lúc thích hợp để suy nghĩ về những gì tôi đã làm ở Harvard. Thay vì đưa hết cuộc sống của mình vào Google Calendar, tôi sử dụng lịch giấy mua ở Coop với giá 6-7 đôla. Tôi lấy thước kẻ và chia mỗi ngày thành 6 phần để áp bản thân làm theo lịch đặt ra, và viết mọi thứ tôi phải làm trong một tuần.
Có một sự thỏa mãn kỳ quặc khi viết mọi thứ bằng tay - đánh dấu tích vào ô khi hoàn thành, đánh dấu nhân khi chưa hoàn thành và có thể lật qua xem lại những ngày tôi đã trải qua ở trường. Dưới đây là một tuần được chọn ra ngẫu nhiên nhưng lại tiêu biểu trong lịch của tôi.
Tôi là người rất dễ gần và thích được bận rộn, vì vậy lịch của tôi phản ánh sở thích của chính mình, không nhất thiết là của một sinh viên Harvard điển hình. Tôi học chuyên về triết học chính trị, vì vậy quan điểm học thuật của tôi là hướng nhiều về các ngành khoa học xã hội, nhân văn hơn là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Tôi đang tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa tại bất kỳ mọi thời điểm, vì vậy tôi thường xuyên chạy xung quanh khuôn viên trường để cố gắng không bị trễ các cuộc họp lên lịch nối tiếp nhau. Tôi thích tham dự các sự kiện cộng đồng thú vị, thường được quảng bá tốt và mở rộng cho cộng đồng sinh viên Harvard. Nhưng điều này phụ thuộc vào việc tôi có thời gian rảnh hay không.
Tôi không lên lịch cho thời gian học (có lẽ tôi nên), những khoảng trống trong lịch thường dành cho việc học, kiểm tra thư điện tử, lên kế hoạch cho thời gian còn lại của tuần, hay chuẩn bị cho các buổi họp, dự án và công việc hàng ngày.
Tôi ngủ rất ít trong năm học, đây là cách tôi có thời gian để làm tất cả mọi việc. Như bạn có thể thấy, phần lớn thời gian được lên kế hoạch của tôi không dành cho các lớp học, mà dành cho các hoạt động và sự kiện bên ngoài.
Bây giờ, hãy xem qua một tuần của tôi.
Học kỳ trước, tôi theo bốn môn học chính khóa. Kể từ khi tôi học chuyên ngành kép Triết học và Chính phủ, tôi phải học một lớp phụ đạo cho mỗi ngành - Triết học 97 và Chính phủ 97. Hai lớp khác của tôi về Chính phủ, một là giới thiệu về lý luận chính trị, một là phương pháp nghiên cứu chính trị.
Với ba lớp xét điểm tiểu luận và một lớp xét điểm thuyết trình, tôi đã dành hầu hết thời gian hoàn thành việc đọc và viết bài. Sẽ có một số tuần bận rộn hơn nhiều so với những tuần khác, tùy thuộc vào thời điểm nộp bài luận.
Từ thứ hai đến thứ tư, mọi việc khá nhẹ nhàng. Thứ năm hoàn toàn dành cho các lớp học. Thứ sáu rảnh, điều này thật tốt. Tuần này tôi đã dành 10,5 tiếng trong lớp, và bỏ một lớp để hoàn thành một bài cho lớp đó. Nói chung tôi muốn dành 12 giờ một tuần trong lớp.
Tuần đó tôi dành 30-40 tiếng để học cho bài thi giữa kỳ làm tại nhà môn giới thiệu về lý luận chính trị. Tôi đã làm rất tốt nhưng phải mất buổi tối để hoàn thành. Tôi cũng dành khoảng 10 tiếng để chuẩn bị bài thuyết trình môn phương pháp nghiên cứu, và hơn 10 tiếng đọc tài liệu cho các môn học khác. (Tổng thời gian là 50-60 tiếng).
Xét về khối lượng công việc, đây là một tuần khá nặng với tôi (đặc biệt là bài thuyết trình và bài giữa kỳ), mặc dù cuối kỳ sẽ còn kinh khủng hơn. Một tuẩn học nhẹ nhàng sẽ chỉ mất 20-30 tiếng hoặc ít hơn.
Một tuần của Yehong được mô tả trong bài. Ảnh: Business Insider.
Trong tuần này, tôi tham gia năm hoạt động ngoại khóa. Tôi tham gia nhiều hơn hầu hết sinh viên, nhưng đây là tiêu chuẩn của tôi.
- Hội sinh viên: Vì không thể tham dự một cuộc họp chung đã được lên lịch vào thứ hai, tôi đã tham gia buổi họp ban của mình vào thứ năm, một hoạt động làm quen của Hội vào thứ sáu, và một cuộc họp hội chung được lên lịch vào tối chủ nhật.
- Her Campus, một tạp chí trực tuyến cho nữ sinh đại học: Tôi đang bận viết bài 7 Things I learned from Sophomore Year này, sẽ được đăng vào tuần sau đó. Tôi cũng tham dự cuộc họp hàng tuần vào tối chủ nhật, nơi mà chúng tôi nói về mọi thứ và ăn đồ ăn vặt.
- Câu lạc bộ bóng vợt: Chúng tôi luyện tập và hoạt động cùng câu lạc bộ bóng chày nam. Tôi chỉ có thể tham gia một hoạt động vì có bài giữa kỳ.
- Harvard Square College Consulting: Tôi đã có một vài cuộc gọi với khách hàng trong tuần, cũng như một số công việc phụ trợ để đảm bảo mọi thứ vận hành tốt.
- The Harvard Political Review, một tạp chí chính trị phi đảng phái ra hàng quý: Tôi đã tiến hành nghiên cứu để viết bài From Silicon to Gold: Venture Capital at Harvard.
Tôi hiện (hoặc trước đây) tham gia hầu hết câu lạc bộ ở Harvard để theo dõi tin tức về công việc tuyển dụng, thực tập trong kỳ, hội nữ sinh, một số tổ chức tiền chuyên nghiệp… Vì vậy, những hoạt động trên có thể thay đổi theo tuần.
Nói chung, khá dễ dàng để tùy chỉnh sự tham gia của bạn trong các câu lạc bộ mỗi học kỳ tùy thuộc vào sở thích của bạn. Mặc dù sinh viên Harvard thường tham gia một vài (1-3) câu lạc bộ, sau khi tích lũy các kinh nghiệm lãnh đạo, họ sẽ giảm bớt số lượng.
Nhìn lại, tôi lên kế hoạch 8 bữa ăn với bạn bè và tôi đã tham gia 4 trong số đó, còn những bữa khác hy vọng sẽ có thể rời sang tuần tiếp theo. Tôi thường ăn hai bữa một ngày. Tôi thích ăn uống với bạn bè, đó là cách tuyệt vời để biết được tình hình của nhau. Nhưng đôi khi tôi bỏ qua một bữa ăn nếu bị áp lực về thời gian.
Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa đã cam kết tham gia, tôi đã không thể tham gia được những sự kiện khác viết ra, có lẽ vì quá bận với bài giữa kỳ. Một ngoại lệ đáng chú ý là buổi biểu diễn khiêu vũ Expressions vào tối thứ bảy, một sản phẩm của sinh viên thường được bán vé hàng năm. Tôi phải đến để hỗ trợ một trong những người bạn tốt của mình.
Tôi đã viết ra 8 bữa tiệc vào thứ sáu và thứ bảy. Tôi đã tham gia 4 trong số đó. Tôi tận hưởng ngày cuối tuần của mình, và cố gắng đi ra ngoài hai lần một tuần như là một cách để giảm căng thẳng. Nếu không, tôi có thể phát điên.
8 bữa tiệc không phải là bình thường với một sinh viên Harvard, và tôi không có kế hoạch tham gia tất cả chúng. Nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn nếu có lựa chọn. Cuối tuần đó có chút đặc biệt, vì là tuần sau khi thời gian nghỉ xuân.
Cả trong tuần đó và các tuần khác, tôi có một số đêm thức rất muộn đến tận khi nhìn thấy mặt trời mọc từ cửa sổ. Tuy nhiên, vào chủ nhật, tôi nhớ là đã cố gắng làm việc tại phòng ăn muộn vào tối chỉ để gặp một người bạn tôi không gặp trong một thời gian và nói chuyện đến tận 5h sáng.
Đó là một cuộc trò chuyện mà khi nhìn lại tôi thấy rất thích. Đó là một trong những khoảnh khắc đại học bạn sẽ nhớ cho đến khi quên hết mọi thứ khác bạn có trong danh sách việc cần làm.
Một lời nhắc nhở nhỏ mà dù bận thế nào cũng phải dành thời gian cho những người tôi quan tâm, bởi vì đó là những khoảnh khắc tôi trân trọng nhất.
Quỳnh Linh (theo Business Insider)