Trợ Cấp Người Già Trên 80 Tuổi

Trợ Cấp Người Già Trên 80 Tuổi

(PLO)- Bạn đọc hỏi mẹ trên 80 tuổi đã được hưởng trợ cấp tiền tuất thì có được hưởng trợ cấp cho người cao tuổi?

(PLO)- Bạn đọc hỏi mẹ trên 80 tuổi đã được hưởng trợ cấp tiền tuất thì có được hưởng trợ cấp cho người cao tuổi?

Quy định người hưởng trợ cấp hưu trí thế nào?

Cụ thể, luật mới quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Theo đó, người được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên và không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện quy định sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Đề xuất trợ cấp 500.000 đồng/người/tháng

Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước từng thời kỳ. Định kỳ 3 năm, Chính phủ sẽ rà soát, xem xét, điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội.

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/người/tháng.

Theo tính toán, khi giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi, khoảng 800.000 - 1 triệu người cao tuổi được thụ thưởng.

Chính phủ khuyến khích UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Ngoài khoản trợ cấp trên, Nhà nước còn hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo pháp luật về người cao tuổi.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng nêu người nghỉ hưu, không rút bảo hiểm xã hội một lần, chưa đủ điều kiện nhận lương hưu hoặc trợ cấp hưu trí xã hội sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng.

Mức trợ cấp thấp nhất bằng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng.

Chính phủ nêu đến cuối năm 2022, cả nước có khoảng 14,4 triệu người nghỉ hưu (55 tuổi trở lên với nữ, 60 tuổi trở lên với nam).

Tuy nhiên, số người có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hoặc trợ cấp hưu trí xã hội chỉ hơn 5,1 triệu người, tức khoảng 35% số người nghỉ hưu. Trong khi trung ương đặt mục tiêu 60% người nghỉ hưu được hỗ trợ an sinh vào năm 2030.

QĐND - “Nghị quyết 4 (Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)-PV) là trúng lắm, đề nghị đồng chí cứ làm tới, làm mạnh, làm kiên trì và quyết liệt, thế hệ đảng viên như chúng tôi luôn ở sau tiếp lửa cho thế hệ hiện tại. Có làm như thế, Đảng ta mới mạnh được”-Thiếu tướng Phạm Phi Hùng tâm sự với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như vậy trong lần Tổng Bí thư trực tiếp đến thăm ông tại nhà riêng ở phường 8, TP Vĩnh Long. Ở tuổi 80, giọng nói của người lính già ấy vẫn sang sảng, chất chứa ngọn lửa không bao giờ tắt trong ông về lý tưởng cách mạng.

Thiếu tướng Phạm Phi Hùng (tên thường gọi là Tám Chè), sinh năm 1933, quê ở xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha và anh đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ năm 15 tuổi, ông đã tình nguyện vào quân ngũ. Năm 1957, trước sự đàn áp, kìm kẹp ngày càng khắc nghiệt của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, ta có chủ trương thành lập một đơn vị chủ lực mang tên Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt, làm nhiệm vụ liên minh với các tổ chức, giáo phái có xu hướng chống Mỹ-Diệm ở Vĩnh Long. Phạm Phi Hùng đã được điều về tiểu đoàn này, cùng đồng đội bám dân, từng bước làm thất bại âm mưu lập khu trù mật, tách dân khỏi các lực lượng cách mạng của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Trận đánh nổi tiếng đầu tiên trong cuộc đời chiến đấu của Phạm Phi Hùng cũng ở Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt. Thời điểm năm 1960, địch đã bình định và ép dân vùng Tam Bình (Vĩnh Long) vào lập khu trù mật Cái Sơn. Đại đội 256 do Phạm Phi Hùng làm Đại đội trưởng được lệnh lên kế hoạch tấn công tên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba. Phạm Phi Hùng cùng đồng đội dày công trinh sát, xác định “cách đánh đội mồ”. Đại đội 256 đào bí mật suốt hai ngày đêm được 120m hầm từ cống Cây Sao đến cầu Rạch Rừng. Một chiều tháng 6-1960, tên Tỉnh trưởng gian ác cùng bọn vệ sĩ đi thị sát Khu trù mật Cái Sơn. Đại đội trưởng Phạm Phi Hùng chỉ huy anh em ém sẵn, đợi lúc hắn quay về, đi đến sát đội hình thì các chiến sĩ giải phóng nhất tề “đội mồ” đứng dậy tiến công. Tên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba bị tiêu diệt tại chỗ. Trận đánh này đã làm chấn động bọn ngụy quyền ở miền Nam, góp phần làm phá sản chiến lược “lập ấp chiến lược” của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, trò chuyện với Thiếu tướng Phạm Phi Hùng (ngoài cùng bên phải).

Nghĩa tình từ trận đánh “nở hoa sân bay”

Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, Phạm Phi Hùng, lúc đó là Chính trị viên Tiểu đoàn 857, nhận nhiệm vụ tấn công sân bay Vĩnh Long. Địch phòng thủ sân bay rất chặt với lực lượng lớn hơn ta gấp bội. Chỉ huy tiểu đoàn chọn cách đánh “nở hoa trong lòng sân bay”. Để thực hiện phương án táo bạo này, đơn vị chọn ra một mũi xung kích khoảng 50 đồng chí. Mũi trưởng Trần Thanh Liêm được giao chỉ huy mũi thọc sâu này. Một mũi chỉ mấy chục con người, lọt vào sân bay giữa vòng vây trùng điệp của hàng nghìn tên địch, chắc khó tránh khỏi hy sinh. Mặc dù vậy, toàn thể tiểu đoàn đều xung phong được vào mũi này. Mũi trưởng Trần Thanh Liêm, trước trận đánh còn dặn Chính trị viên Phạm Phi Hùng: “Sau này, anh nhớ ghé thăm động viên ba mẹ tôi nghe…”.

Trận đánh táo bạo của Tiểu đoàn 857 vào sân bay Vĩnh Long giành chiến thắng lớn. Ta bắn phá  63 máy bay, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Việc chiếm được sân bay đã góp phần quyết định cho quân dân Vĩnh Long chiếm giữ thị xã suốt 6 ngày đêm, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trần Thanh Liêm và 34 chiến sĩ trong mũi thọc sâu vào trung tâm sân bay đã anh dũng hy sinh. Địch cay cú và hèn hạ vùi lấp thi thể các chiến sĩ ngay trong lòng sân bay.

Sau ngày đất nước thống nhất, giữ lời hứa với đồng đội, Anh hùng Phạm Phi Hùng đã thường xuyên tới lui chăm sóc, phụng dưỡng song thân liệt sĩ Trần Thanh Liêm. Ông cũng kỳ công cùng đồng đội quyết tâm tìm kiếm hài cốt 35 đồng đội đã bị địch vùi lấp trong sân bay năm 1968. Thật may, cuối cùng thì ông cũng thỏa nguyện khi tìm ra vị trí hài cốt liệt sĩ Liêm cùng các đồng đội và đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Vĩnh Long.

Quyết liệt đấu tranh với thói hư, tật xấu

Với hơn 40 năm quân ngũ, gần như dành cả cuộc đời cho công cuộc giải phóng quê hương và giúp nước bạn Cam-pu-chia thoát nạn diệt chủng, Thiếu tướng Phạm Phi Hùng trải qua nhiều chức vụ khác nhau, nhưng ở cương vị nào, ông cũng dốc sức, dốc lòng xây dựng đơn vị và lo làm công tác dân vận. Khi về hưu, là thương binh, với 2 mảnh đạn còn trong người, nhưng ông rất tích cực đi về những vùng căn cứ kháng chiến thăm đồng bào, những người đã chia ngọt sẻ bùi cùng các chiến sĩ giải phóng trước đây. Ông nói thông thạo tiếng Khơ-me, mỗi lần về với đồng bào, ông như về với chính vùng quê của mình, sẵn sàng lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những trăn trở xây dựng quê hương của bà con để góp ý với các lãnh đạo đương nhiệm và tìm giải pháp thực hiện. Với bản tính cương trực, thẳng thắn, trong sinh hoạt chi bộ cũng như sinh hoạt đời thường, ông luôn đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, sẵn sàng bảo vệ quần chúng, đồng đội bị oan sai.

Uy tín và nhiệt huyết cách mạng của Thiếu tướng Phạm Phi Hùng luôn được lan tỏa trong các buổi sinh hoạt Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong chuyến thăm và kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 tại tỉnh Vĩnh Long đã dành thời gian, đến tận nhà riêng thăm Thiếu tướng Phạm Phi Hùng. Buổi trò chuyện giữa người đứng đầu Đảng ta với người anh hùng đã lập bao chiến công vang dội một thời, diễn ra rôm rả, thắm thiết. Tổng Bí thư nói: “Đến thăm đồng chí để động viên, nhưng lại được đồng chí động viên và tiếp thêm nhiệt huyết thế này thật là quý lắm!”. Thiếu tướng Phạm Phi Hùng cười lớn, giọng ông vẫn sang sảng như ngày nào còn hô xung phong chiến đấu: “Ngày xưa Đảng bảo đi là đi, đánh là đánh. Ngày nay, phải ra sức công tác để củng cố niềm tin trong dân, đồng chí ạ”.