Gần đây một số hướng dẫn viên và không ít du khách có nói về Đập Bác Cổ. Mỗi người hiểu và nói theo một cách riêng. Có người cho rằng Đập Bác Cổ do người Chăm Pa cổ đắp mục đích tích nước làm ra hoa lợi ngay trong thung lũng để dâng cúng cho thần hoặc "Đập" do cư dân Việt tích nước làm lúa...Tuy vậy vẫn có những thông tin trên các tạp chí, tư liệu đã trình bày về "Đập Bác Cổ" này khá cụ thể:Người Pháp tổ chức đắp "Đập Bác Cổ" mục đích bảo tồn di tích. Để làm rõ thông tin này hơn cán bộ Bảo tồn có bài viết liên quan đến vấn đề này mang tính xác thực hơn.
Gần đây một số hướng dẫn viên và không ít du khách có nói về Đập Bác Cổ. Mỗi người hiểu và nói theo một cách riêng. Có người cho rằng Đập Bác Cổ do người Chăm Pa cổ đắp mục đích tích nước làm ra hoa lợi ngay trong thung lũng để dâng cúng cho thần hoặc "Đập" do cư dân Việt tích nước làm lúa...Tuy vậy vẫn có những thông tin trên các tạp chí, tư liệu đã trình bày về "Đập Bác Cổ" này khá cụ thể:Người Pháp tổ chức đắp "Đập Bác Cổ" mục đích bảo tồn di tích. Để làm rõ thông tin này hơn cán bộ Bảo tồn có bài viết liên quan đến vấn đề này mang tính xác thực hơn.
Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.
Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.
Lễ khai ấn năm nay, lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức họp báo và khẳng định sẽ có đủ ấn để phát cho người dân ở 4 địa điểm phát ấn; lắp đặt 16 camera để phục vụ công tác giữ gìn an ninh trật tự, hạn chế cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để “cướp ấn” hay hành vi phản cảm như ném tiền lên kiệu rước ấn… như những năm trước. Sự cẩn trọng này của chính quyền địa phương cho thấy việc xin ấn Đền Trần vẫn còn độ “hot” trong tín ngưỡng của người dân.
PGS-TS.Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, lễ khai ấn Đền Trần là sự hồi ảnh của tập tục cổ, xa xưa khi bắt đầu nghỉ tết thì chính quyền phong kiến “niêm ấn”, đình chỉ các hoạt động cho đến hết thời gian nghỉ tết - thường là từ rằm tháng giêng thì triều đình cũng như chính quyền cơ sở làm lễ khai ấn để trở lại làm việc bình thường. Lễ khai ấn Đền Trần được thực hiện từ năm 1239 (thế kỷ 13), sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức, tước cho những người có công chống giặc ngoại xâm. Từ đó đã trở thành tập tục, cứ vào ngày này các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời cũng là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền.
Nghi lễ khai ấn lúc ấy có ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc để bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động - sản xuất tốt, vì thế sau này khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này vẫn được người dân địa phương duy trì và trở thành tín ngưỡng dân gian.
PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết với ý nghĩa mang tính nhân văn như trên, năm 2011 ông tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng đề án Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị lễ hội Đền Trần do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định thực hiện, với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân cũng như ghi nhớ công lao to lớn của nhà Trần trong quá trình xây dựng, mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước qua chiến công lẫy lừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
PGS-TS.Huỳnh Văn Tới nhận xét, không biết từ bao giờ ấn Đền Trần được “mặc định” là mang ý nghĩa phù hộ cho người xin ấn được “thăng quan, tiến chức”. Vì thực tế trên ấn Đền Trần chỉ khắc 4 chữ “Trần Triều Tự Điển” (có nghĩa là Điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần), còn cạnh dưới của ấn khắc 4 chữ “Tích Phúc Vô Cương”, trong đó chữ Phúc là phúc đức (không phải phúc lộc), với ý nghĩa giáo dục thế hệ sau phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì càng bền vững. Thậm chí, ấn Đền Trần hiện nay không phải “chính chủ” vì trải qua thời gian và chiến tranh với nhiều biến cố, ấn cũ không còn mà đến năm 1822 vua Minh Mạng triều Nguyễn mới cho khắc lại.
Về mặt lịch sử, phủ Thiên Trường là nơi ở của các thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi vua, vì thế nơi đây không là trung tâm chính trị như kinh đô Thăng Long. Sau này trên nền phủ Thiên Trường xưa, người dân xây dựng khu di tích Đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, cần phải nhấn mạnh đến vai trò của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người được nhân dân tôn là “nhân thần”, trong quần thể Đền Trần ở Nam Định Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ ở đền Cố Trạch. PGS-TS Huỳnh Văn Tới cho biết với công lao to lớn trong việc 3 lần đánh thắng kẻ địch hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ phụng ở nhiều địa phương và tại một số nơi có ảnh hưởng của Đạo giáo, ông còn nằm trong hàng Tứ Phủ của Đạo Mẫu, được tôn xưng là Đức Thánh Trần, là vị thần cai quản miền sông nước hoặc phù hộ cho phụ nữ khi sinh sản (xuất phát từ huyền tích Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chém đầu tướng giặc Phạm Nhan - người được cho là cho phép thuật chém đầu này mọc đầu khác). Đền Trần Nam Định cho thấy có dấu ấn của Đạo giáo thông qua việc cấp lá bùa Tứ tung Ngũ hoành “cấp linh điều thần an hộ gia môn”, dùng để ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ.
PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết, Đạo giáo thường có những hình thức bùa chú dùng để trấn yểm, phù trợ cho con người. Trong đền, phủ luôn có các ấn mang tính chất hộ mệnh và ấn Đền Trần cũng có ý nghĩa như vậy, không mang lại lợi lộc như thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc như nhiều người lầm tưởng. Do có sự đứt gãy trong trao truyền, giáo dục về di sản, cộng thêm tính thực dụng của con người trong xã hội hiện nay nên ý nghĩa của lễ hội đã bị biến tướng. Vì vậy, theo PGS-TS.Lương Hồng Quang, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để lễ hội trở về với mục đích ban đầu chớ không nên cấm đoán hay chế giễu, lên án.
Thái Dương Năng là sản phẩm đầu tiên trong hệ sinh thái năng lượng xanh của Sơn Hà. Trải qua hành trình gần 20 năm phát triển, Thái Dương Năng là niềm tự hào cũng như là nguồn cảm hứng cho các dòng sản phẩm khác về năng lượng sạch, nước sạch, khí sạch cho cuộc sống bền vững.
Câu chuyện về Thái Dương Năng sẽ hé lộ một phần cuộc hành trình đưa một sản phẩm từ con số 0 đến thương hiệu số 1 thị trường, gắn liền với tâm huyết năng lượng xanh của Sơn Hà.
Đầu những năm 2000, năng lượng tái tạo đã phổ biến ở nhiều nước phát triển, song ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Khi ấy, để có nước nóng sinh hoạt, người dân chủ yếu sử dụng nguồn điện để đun nóng nước bằng các loại dây, cọc đốt, tiềm ẩn không ít nguy cơ rò rỉ, gây giật và cháy nổ.
Năm 2005, sau những chuyến công tác nước ngoài, nhận thấy các nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng rất hiệu quả dòng sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời, những kỹ sư đầu ngành của Sơn Hà đã ngay lập tức dày công nghiên cứu và tìm cách đưa sản phẩm này vào thị trường Việt Nam, phục vụ tiện ích cho các gia đình Việt.
Công ty Cổ phần phát triển Năng lượng Sơn Hà (SHE) được thành lập cùng năm, thương hiệu Thái Dương Năng chính thức ra đời.
Hành trình khai phá thị trường đầy chông gai
Thành công không tự đến mà phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí là những thất bại, mất mát. Thái Dương Năng đã trải qua những ngày đầu tiên đầy sóng gió khi máy nước nóng năng lượng mặt trời còn xa lạ với người dân, công nghệ quá mới mẻ, vật liệu khan hiếm, quy trình sản xuất tốn nhiều chi phí, tay nghề và kinh nghiệm công nhân còn hạn chế…
Đứng trước nguy cơ sản xuất đình trệ, các Cổ đông và tập thể Sơn Hà SHE đã xoay sở khắp nơi để có nguồn vốn duy trì sản xuất. Và sau rất nhiều nỗ lực, những lô Thái Dương Năng đầu tiên đã ra đời trong niềm vui sướng.
Tuy nhiên, đến khi đưa sản phẩm này vào thị trường, tập thể Sơn Hà SHE lại phải đối diện với một thử thách khác. Người dân chưa hiểu Thái Dương Năng là gì, họ hoài nghi và không tin rằng năng lượng mặt trời có thể giúp họ có nguồn nước nóng dùng ổn định mà lại an toàn và tiết kiệm điện.
Cộng thêm bất lợi về thời tiết miền Bắc những ngày mùa đông ít nắng, khiến Thái Dương Năng không phát huy hết được hết công suất, nước có lúc không nóng. Với giá tới 3 triệu đồng tại thời điểm những năm 2000 cho một sản phẩm mới, đủ khiến người dân phải e ngại.
Giải quyết bài toán bán sản phẩm, Sơn Hà xác định việc đầu tiên cần làm là xây dựng một đội quân kinh doanh hùng mạnh hiểu biết rõ về sản phẩm, có khả năng tư vấn thuyết phục người dân và các đại lí, nhà phân phối (NPP). Đi kèm với đó là thực hiện trưng bày sản phẩm ở các các cửa hàng và showroom, phát triển tối đa các kênh tiếp thị.
Đối với các đại lí, NPP, Sơn Hà tư vấn và đào tạo kĩ càng về bán sản phẩm. Kèm theo đó lắp đặt sản phẩm cho chính nhà phân phối và người nhà của họ. Miễn phí và đợi đến khi khách sử dụng ra nước nóng thì mới lấy tiền.
Đối với các hộ dân, nhân viên Sơn Hà đến gõ cửa từng nhà, tư vấn rõ ràng về tính năng, lợi ích sản phẩm, làm việc với nhà mới xây thì tặng luôn cho họ bồn inox và Thái Dương Năng, nhà nào đã có bồn nước thì mua lại và thay thế cho họ sản phẩm của Sơn Hà.
Ngoài quảng cáo bằng hình ảnh, biển hiệu, Thái Dương Năng còn được mang trưng bày trực quan tại các tuyến phố có vị trí đẹp như cầu vượt Trường Chinh, cầu Chương Dương,…giúp người dân tận mắt chứng kiến sản phẩm.
Chính những chiến lược tiếp thị hiệu quả cùng chính sách hỗ trợ mỗi người mua bình nước nóng năng lượng mặt trời 1 triệu đồng của Bộ Công thương năm 2009 đã giúp Thái Dương Năng phát triển mạnh mẽ và ổn định trong một thời gian dài sau đó. Song trong sự ổn định lại phát sinh ra những câu hỏi mới, vấn đề mới…
Không ngừng đổi mới, sáng tạo để đột phá
Khi bình nước nóng năng lượng mặt trời dần trở nên quen thuộc trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, thị hiếu và sự thông thái của người tiêu dùng cũng tăng lên. Thái Dương Năng tuy phát triển ổn định trong nhiều năm song lại không có bước tiến nào thực sự đáng kể.
Những yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan đã thành động lực cho sự đổi mới. Sơn Hà quyết tâm khảo sát lại thị trường, quyết liệt làm hình ảnh trên mọi phương diện, sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm (nhưng không được nâng giá vốn), phát triển đa dạng nhiều phân khúc…
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, các dòng Thái Dương Năng mới ra đời đánh dấu bước tiến đột phá:
Thái Dương Năng chịu áp lực với hệ thống bơm tăng áp là giải pháp tối ưu thích cho các gia đình, khu chung cư không có bể chứa nước trên cao.
Thái Dương Năng Nano với ruột bình bảo ôn bằng công nghệ vật liệu Nano chuẩn Châu Âu, loại bỏ mọi nguy cơ bị ăn mòn, rò rỉ ở các vùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Thái Dương Năng dàn tổng kết hợp bơm nhiệt nén gas Freon, khắc phục mọi hạn chế về khả năng làm nóng khi không có ánh sáng mặt trời với hệ thống bơm nhiệt tự động đun nước với lượng điện tiêu thụ chỉ bằng ¼ so với cọc đốt điện truyền thống.
Chính sự không bằng lòng với những thành tựu đã có và quyết tâm đổi mới, sáng tạo, Thái Dương Năng đến nay vẫn giữ được vị thế hàng đầu trên thị trường. Câu chuyện về Thái Dương Năng tiếp tục được viết thêm những chương mới đầy tự hào.