Theo Luật Lao động năm 2019, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Tuy vậy, khi yêu cầu chấm dứt hợp đồng, mỗi bên cần báo trước cho bên còn lại theo thời hạn quy định và hoàn thành một số nghĩa vụ liên quan.
Theo Luật Lao động năm 2019, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Tuy vậy, khi yêu cầu chấm dứt hợp đồng, mỗi bên cần báo trước cho bên còn lại theo thời hạn quy định và hoàn thành một số nghĩa vụ liên quan.
Dựa vào quy định trong Khoản 2-3 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, phía doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo từng trường hợp cụ thể.
Theo quy định tại Khoản 1-2 Điều 35 Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng báo trước hoặc không báo trước tùy từng trường hợp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng nếu cảm thấy công việc không phù hợp, hoặc gặp vướng bận không thể hoàn thành tốt công việc. Thời hạn báo trước dao động từ 3 đến 45 ngày, theo từng loại hình hợp đồng. Cụ thể:
Người lao động cần báo trước cho doanh nghiệp nếu có ý định chấm dứt hợp đồng
Còn theo Khoản 2 Điều 35 của Luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, không cần báo trước trong những trường hợp cụ thể sau:
NLĐ có thể chấm dứt hợp đồng không báo trước trong một số trường hợp
Theo quy định đề cập chi tiết trong Khoản 2 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động trong những trường hợp dưới đây.
Nếu NLĐ đến tuổi nghỉ hưu, doanh nghiệp cần báo trước cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng
Doanh nghiệp cần báo trước cho người lao động quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước 3 đến 45 ngày, tùy từng loại hợp đồng. Trong đó, hợp đồng không thời hạn là 45 ngày, hợp đồng thời hạn 12-36 tháng là 30 ngày, hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng là 3 ngày.
Điều 41 Luật Lao động năm 2019 quy định rất chi tiết về mức bồi thường khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với người lao động. Cụ thể:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”
Như vậy, mức bồi thường tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là 2 tháng lương theo hợp đồng đã ký kết.
FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử hàng đầu Việt Nam, đến từ Tập Đoàn FPT. Đây là giải pháp chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng, thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình văn phòng không giấy tờ.
FPT.eContract – phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam
Phần mềm FPT.eContract đặc biệt phù hợp áp dụng khi doanh nghiệp cần ký kết số lượng lớn hợp đồng với lao động thời vụ. Hợp đồng khởi tạo từ phần mềm này đảm bảo giá trị pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho tất cả chủ thể.
Hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam đều đã ứng dụng FPT.eContract. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu triển khai FPT.eContract, bạn có thể tham khảo qua báo giá hợp đồng điện tử, xem xét và chọn ra gói phần mềm phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, FPT mới cho ra mắt FPT.eContract Lite, phiên bản phần mềm khởi tạo hợp đồng miễn phí. Để được tư vấn chi tiết, demo trực quan miễn phí, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
FPT.eContract vừa cập nhật chi tiết quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Hy vọng rằng kiến thức chia sẻ trên đây sẽ giúp ích bạn phần nào!
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời hạn báo trước mà người sử dụng lao động phải tuân thủ tại Điều 38 như sau:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.
Căn cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 38, Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì các lý do bất khả kháng hoặc vì lý do kinh tế mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế hoặc do thay đổi cơ cấu, công nghệ thì người lao động phải thực hiện các biện pháp khắc phục quy định tại Điều 44, Bộ luật Lao động 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp vì lý do kinh tế hoặc thay đổi cơ cấu, công nghệ mà người lao động có nguy cơ mất việc làm như sau:
“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”.