Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ở đại tràng (hay còn gọi là ruột già) nằm ở đoạn cuối của ống tiêu hóa. Các kỹ thuật cận lâm sàng như X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) tuy hiện đại nhưng thường ít được dùng để chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa vì độ chính xác không cao. Do vậy, hiện nay nội soi đại tràng vẫn là kỹ thuật chính để tầm soát và điều trị các bệnh lý tiêu hóa.
Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý ở đại tràng (hay còn gọi là ruột già) nằm ở đoạn cuối của ống tiêu hóa. Các kỹ thuật cận lâm sàng như X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) tuy hiện đại nhưng thường ít được dùng để chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa vì độ chính xác không cao. Do vậy, hiện nay nội soi đại tràng vẫn là kỹ thuật chính để tầm soát và điều trị các bệnh lý tiêu hóa.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, phương pháp nội soi ít khi được chỉ định cho các người hợp bệnh nhân bị suy tim mạch, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi; bệnh nhân bị thủng đại tràng hoặc nghi ngờ thủng ruột, tắc ruột; bệnh nhân bị nhiễm độc tiêu hóa, viêm loét kết tràng nhiễm độc; bệnh nhân vừa phẫu thuật đường ruột hoặc mới xạ trị vùng bụng/khoang chậu; bệnh nhân là phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ…
Nội soi đại tràng có thể được thực hiện nhằm mục đích:
Bác sĩ có thể loại trừ các triệu chứng mà người bệnh gặp phải là do các bệnh lý ở đại trực tràng, chuyển hướng chẩn đoán, điều trị qua các khả năng khác.
Đối với những người nội soi đại tràng tầm soát ung thư sớm, với kết quả nội soi bình thường, người bệnh có thể tạm thời yên tâm. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tần suất tầm soát cũng như cách ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa các bệnh lý tiêu hóa.
Dựa vào những phát hiện thông qua quá trình nội soi, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cụ thể cho người bệnh. Chẳng hạn, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để xác định bản chất tổn thương, cắt polyp qua nội soi, cầm máu vết loét, thắt búi trĩ, lấy dị vật…
Thời gian nội soi sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút, tùy vào từng trường hợp nội soi khó hay dễ, có làm thêm các thủ thuật như cắt polyp, cầm máu, sinh thiết, nong hẹp đại tràng… hay không.
Nắm được những lưu ý trong chế độ ăn sau nội soi sẽ giúp bệnh nhân hạn chế các triệu chứng khó chịu, giúp đại tràng ổn định sớm và chăm sóc sức khỏe đường ruột tốt hơn:
Người bệnh sẽ được gây tê khi nội soi đại tràng theo phương pháp truyền thống và gây mê khi nội soi đại tràng theo phương pháp nội soi gây mê không đau. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc nên thực hiện thủ thuật nào sẽ cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Ngoài ra tại BVĐK Tâm Anh với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong khám và điều trị nội soi dạ dày, nội soi thực quản, nội soi trực tràng, và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Để đặt lịch tầm soát các bệnh ung thư đường tiêu hóa với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nội soi đại tràng được xem là lựa chọn hiệu quả nhất trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Không những thế, đây còn là cách giúp người bệnh tầm soát, phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Không cần phải đến lúc có bệnh mới đi khám chữa, bạn hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách nội soi đại tràng định kỳ và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.
Nhằm hỗ trợ người dân trong việc khám bệnh mùa dịch, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật Nội soi tiêu hóa thực hiện chương trình “Phòng khám online” miễn phí với sự tham gia của TS.BS Đỗ Minh Hùng – Giám đốc Trung tâm cùng các bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa.
“Phòng khám online” của Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa nhận tư vấn miễn phí các triệu chứng liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng, đi tiêu ra máu, tiêu chảy, đau bao tử, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ hơi, đau nóng rát bụng … dành cho tất cả các khách hàng đang ở trong khu phong tỏa, cách li không thuận tiện đến khám trực tiếp.
Trong đa số trường hợp, nội soi đại tràng không gây đau. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi khó chịu, căng tức vùng bụng trong quá trình nội soi, điều này sẽ biến mất sau khi soi xong.
Tuy nhiên, khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau. Nếu người bệnh nhạy cảm, họ có thể cảm thấy sợ và đau khi nội soi. Lúc này, phương án tốt nhất là lựa chọn nội soi gây mê không đau. Ở phương pháp này, người bệnh được gây mê toàn thân nên hoàn toàn không hề cảm thấy đau đớn.
Bệnh nhân sau khi nội soi đại tràng nên tránh những thực phẩm sau:
Theo BS.CKI Huỳnh Văn Trung, một số bệnh lý nguy hiểm về tiêu hóa thường có các biểu hiện không rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan dễ bỏ qua. Điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như khiến cho người bệnh không được chẩn đoán kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bác sĩ Trung khuyên, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa, đặc biệt là các triệu chứng đau bụng, sốt, thay đổi thói quen đi đại tiện, đầy hơi, chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn… hãy chủ động đặt hẹn “khám bệnh online” để được tư vấn qua cuộc gọi video trước, nếu xác định là trường hợp cần thiết thì các bác sĩ sẽ chỉ định để người bệnh đến bệnh viện thực hiện thêm các xét nghiệm càng sớm càng tốt. Các trường hợp còn lại, bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị tại nhà và có thể thăm khám trực tiếp sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đối với những khách hàng cần điều trị bằng thuốc nhưng không thể đến bệnh viện, sau khi bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc, BVĐK Tâm Anh có dịch vụ giao thuốc đến tận nhà nếu khách hàng có nhu cầu mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Chính sách giao thuốc tận nơi được áp dụng cho khách hàng thăm khám và mua thuốc tại nhà thuốc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, với thời gian giao hàng dự kiến là khoảng 24h đối với địa chỉ nội thành, và từ 1 -3 ngày làm việc đối với địa chỉ ngoại thành.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh tại Hà Nội và TP.HCM vẫn mở cửa đón khách và đảm bảo an toàn cho người tới thăm khám. Bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch theo chỉ thị 5K của Bộ Y tế, bao gồm việc khai báo dịch tễ, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát trùng, xét nghiệm sàng lọc và kiểm soát các trường hợp nguy cơ cao.
Xem thêm: TƯ VẤN TRỰC TUYẾN “CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM TRONG MÙA DỊCH”
Cảm giác đau bụng, đầy hơi hoặc khó chịu vùng bụng là những tác dụng phụ phổ biến nhất của nội soi đại tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng để nhìn rõ hơn các chi tiết niêm mạc ruột, đồng thời sẽ đưa thiết bị nội soi và di chuyển nó trong lòng cơ quan này. Điều này khiến bạn có cảm giác đầy bụng, đau nhẹ và khó chịu trong thời gian ngắn. Tất cả những cảm giác này sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày sau nội soi.
Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ có tiến hành sinh thiết hoặc cắt bỏ polyp đại trực tràng, người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân sau khi nội soi. Triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng một vài ngày đầu, do đó, bệnh nhân không nên quá hoang mang, lo lắng.
Tuy nhiên, nếu máu chảy không ngừng hoặc chảy nhiều máu, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra. Lưu ý là một số loại thuốc như aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu có dùng những loại thuốc này trước khi tiến hành nội soi.
Một số người bệnh có triệu chứng rùng mình, run rẩy khi thức dậy sau nội soi đại tràng có gây mê. Rất hiếm trường hợp xảy ra các tai biến nặng như trụy tim mạch, suy hô hấp do phản ứng với thuốc gây mê. Để đảm bảo an toàn, trước khi tiến hành gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết.
Sử dụng dụng cụ nội soi chung có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn E. coli, Klebsiella, Enterobacter…, virus viêm gan B, viêm gan C,…
Trường hợp dụng cụ nội soi gây xây xước mạnh, rách hoặc thủng đại tràng là rất hiếm xảy ra (0,14 – 0,2%). Nguyên nhân gây thủng có thể liên quan đến dính sau mổ, viêm loét nặng, hẹp đại tràng, bác sĩ ít kinh nghiệm…
Tỷ lệ xảy ra tai biến sau khi nội soi đại tràng là rất thấp, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần theo dõi các triệu chứng. Nếu có các biểu hiện như đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt, nôn mửa, chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu thường xuyên, gặp vấn đề khi trung tiện…, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ.