Chắc hẳn bạn đã từng cảm nhận khó khăn khi quyết định “Sang Lào đi cửa khẩu nào?” để thực hiện giao thương hay du lịch. Việc lựa chọn cửa khẩu phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo sự thuận lợi trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn đưa ra quyết định một cách thông minh và hiệu quả.
Chắc hẳn bạn đã từng cảm nhận khó khăn khi quyết định “Sang Lào đi cửa khẩu nào?” để thực hiện giao thương hay du lịch. Việc lựa chọn cửa khẩu phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo sự thuận lợi trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn đưa ra quyết định một cách thông minh và hiệu quả.
Cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác. Các cửa khẩu này đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu là các cơ quan chức năng thực hiện các công việc như: làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu; bao gồm: Biên phòng; Hải quan; Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).
Khi người và hàng hóa muốn giao thương hoặc di chuyển qua cửa khẩu cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan phụ trách như biên phòng, hải quan…
Hiện tại, cửa khẩu biên giới Việt Nam được chia thành cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ và lối mở biên. Mỗi một cửa khẩu sẽ có những chức năng quyền hạn khác nhau, vậy doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc tham khảo danh sách cửa khẩu dưới đây.
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn nằm trên tuyến Quốc lộ 1A cách thành phố Lạng Sơn 17km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị có diện tích 124ha, tổng mặt bằng khu quy hoạch được tổ chức thành hai khu vực chức năng là khu đối ngoại bao gồm đường giao thông 6 làn xe.
Hằng năm, có trên 30 nghìn lượt phương tiện hàng hóa và có từ 40 đến 50 ngàn lượt phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và mỗi ngày xuất khẩu đến 179 xe, tổng phương tiện xuất khẩu đạt 35.851 xe.
Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu chủ yếu là hoa quả tươi, trong đó có mặt hàng sầu riêng đang được đẩy mạnh. Có thể thấy cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là địa điểm quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh qua biên giới. Dưới đây là danh sách cửa khẩu quốc tế Việt Nam Trung Quốc mà SUTECH tổng hợp được.
Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy là cửa khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang kết hợp với cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo, Trung Quốc. Các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa diễn ra sôi động, một số mặt hàng giao thương thường thấy như: gỗ ván bóc, hoa quả, tinh bột sắc, chè, kim loại.
Nhìn chung chỉ trong 3 tháng đầu năm 2023 Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đạt 35,9 triệu USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 22,5 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,4 triệu USD.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương với cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tính đến tháng 10/2023 có đến 556 doanh nghiệp đang tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai. Kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023 đến ngày 30/09 đạt 417,9 triệu USD. Riêng mặt hàng nông sản do Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 220 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ 2022.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: thanh long, chuối, dưa hấu, gỗ ván bóc, sắn khô, đặc biệt đầu năm có xuất khẩu thêm sầu riêng. Có thể thấy đây là một trong những cửa khẩu quốc tế có hoạt động giao thương sôi động nhất. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 300-400 phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, trong đó có 100-130 phương tiện Việt Nam.
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương và xuất nhập cảnh. Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng đạt 206,3 triệu USD. Về hoạt động xuất nhập cảnh, trung bình mỗi ngày có khoảng 400-500 lượt người làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu.
Được biết sau khi Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid, đến nay, có 160 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng. Hàng xuất khẩu chính, gồm: sắn lát khô, cây thạch đen, hoa quả tươi, nhân hạt điều, khoai lang tươi, cà phê, hạt sen… Đặc biệt, trong tháng 4, đã cho thông quan lô khoai lang đầu tiên có trọng lượng 140 tấn xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, đã có các cặp cửa khẩu được hai bên thỏa thuận mở: 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ.
Để chọn cửa khẩu phù hợp, bạn cần xem xét các yếu tố như khoảng cách, tình hình giao thông, hạ tầng và các quy định hải quan. Ngoài ra, sự tư vấn từ các chuyên gia xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác. Đặc biệt là các doanh nghiệp muốn đi Lào bằng đường bộ từ Tp HCM.
Dù bạn là một doanh nhân muốn gửi hàng đi Lào hay một du khách, việc lựa chọn cửa khẩu phù hợp là quan trọng để đảm bảo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc “Sang Lào đi cửa khẩu nào?” và giúp bạn đưa ra quyết định thông minh.
Hotline/Zalo: Mr. Hậu 0931 277 286 – Ms. Trang 09 49 69 0044
Website: https://vanchuyen-campuchia.com/
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/vietlaologistics/
VIÊNG CHĂN: Xay village, Alley 2 Xaithani District, Vietiane, Laos.
Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực vận tải, logistics, và xuất nhập khẩu.
Việt Nam có đường biên giới ngay gần Trung Quốc nên có nhiều cửa khẩu phục vụ cho hoạt động thương mại và di chuyển. Vậy bạn đã biết danh sách các cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc chưa? Chúng nằm ở những tỉnh nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.
Ngoài cửa khẩu quốc tế, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc còn có cửa khẩu phụ và lối mở biên. Theo dõi nội dung dưới đây để biết chi tiết.
Tại Quảng Ninh ngoài cửa khẩu quốc tế Móng Cái còn có cửa khẩu phụ và các lối mở là cửa khẩu Hoành Mô và lối mở Bắc Phong Sinh.
Cửa khẩu Hoành Mô thông thương sang cửa khẩu Động Trung ở thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, với diện tích tổng cộng là 14.236 ha. Cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Mô là một điểm giao thương sôi động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các mặt hàng giao thương qua cửa khẩu chủ yếu là hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản và nhập khẩu các mặt hàng như vải may mặc, đồ gỗ nội thất.
Là cửa khẩu kinh tế nằm ở bản Mốc 13, có diện tích khoảng 12ha, thông thương với lối mở Lý Hỏa, thuộc cặp cửa khẩu Hoành Mô – Động Trung. Cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và thương mại của khu vực. Nơi đây, như một điểm kết nối và trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Nam Trung Quốc.
Phục vụ giao thương hàng hóa tại tỉnh Lào Cai còn có cửa khẩu Kim Thành, cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) và cửa khẩu Mường Khương. Các cửa khẩu này đều được mở rộng, nâng cấp phục vụ hoạt động trao đổi hàng hóa.
Tại cửa khẩu Kim Thành nhiều hoạt động xuất khẩu được diễn ra, tính riêng trong tháng 5/2023, đã có 192 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Có đến 2.346 tờ khai xuất nhập khẩu được mở với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 60 triệu USD. Một số mặt hàng giao thương chính là nông sản, ván bóc, lạc, cà phê, bánh kẹo, giày dép…
Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Ba Sa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bằng phà qua sông Hồng. Vì giao thương bằng phà nên giao thông chưa thuận lợi, nên hàng hóa trao đổi chủ yếu là hàng nông sản. Việc xuất nhập khẩu tùy theo mùa vụ và đôi xảy ra lúc ùn ứ vì nhu cầu của hai bên không khớp nhau.
Cửa khẩu diễn ra nhiều hoạt động xuất nhập cảnh và trao đổi hàng hóa. Đặc biệt là từ sau dịch Covid hoạt động giao thương đã trở nên nhộn nhịp hơn.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngoài cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hiện có 5 cửa khẩu đang thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa là cửa khẩu Quốc tế Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu song phương Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu phụ Cốc Nam và cửa khẩu phụ Na Hình. Vào vụ thu hoạch lượng xe chở nông sản xuất khẩu về khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng lên khá nhiều.
Tại cửa khẩu Chi Ma các mặt hàng xuất khẩu qua đây chủ yếu là hạt tiêu, hạt sen, tinh bột sắn, gỗ ván bóc, cá đông lạnh… Tại thời điểm đầu tháng 4/2023, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu song phương Chi Ma có từ 60-80 phương tiện hàng hóa được thông quan xuất nhập khẩu.
là cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản như dưa hấu, xoài, mít… trung bình mỗi ngày có từ 200 đến 250 xe hàng được xuất khẩu qua biên giới. Cửa khẩu Cốc Nam là cửa khẩu tại vùng đất bản Cốc Nam xã Tân Mỹ. Sau thời gian dừng dịch Covid đến nay cửa khẩu đã hoạt động trở lại, các mặt hàng giao thương qua cửa khẩu chủ yếu thủy sản tươi sống.
Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Ái Kéo Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thông thương hàng hóa giữa hai nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, trong đó mặt hàng tinh bột sắn là chủ lực. Hiện tại, hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái đạt khoảng từ 80 -100 xe hàng/ngày.
Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong năm 2022 lô hàng thử nghiệm vải Lục Ngạn (Bắc Giang) được vận chuyển bằng đường sắt sang thị trường Trung Quốc.
Hà Giang với gần 300km đường biên giới với Trung Quốc, do đó nhu cầu đi lại và thông thương hàng hóa giữa người dân hai nước là cực kì lớn. Hiện tại, Hà Giang có 5 cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Trung Quốc là cửa khẩu Phó Bảng, Cửa khẩu Săm Pun, Cửa khẩu Xin Mần, cửa khẩu Bạch Đích và một cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán, đây là lối mở cho cư dân biên giới hai bên giao lưu thăm thân và trao đổi hàng hóa tại huyện Đồng Văn.
Là cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc phục vụ cho hoạt động giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại tỉnh Hà Giang.
Hai cửa khẩu này chủ yếu phục vụ hoạt động kinh tế mậu biên. Cửa khẩu thường nhộn nhịp đông đúc với hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc tỉnh Lại Châu thông thương với cửa khẩu Trung Quốc là Kim Thủy Hà thuộc huyện Vân Nam. Cửa khẩu là trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Với vai trò quan trọng như vậy vào năm 2020 Chính phủ đã phê duyệt nâng cấp cặp cửa khẩu song phương Ma Lù Thàng (Việt Nam) – Kim Thuỷ Hà (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế.
Trên đây là danh sách cửa khẩu Việt Nam Trung Quốc đầy đủ nhất mà SUTECH tổng hợp được. Hy vọng, với thông tin này, quý doanh nghiệp có thể lựa chọn được cửa khẩu phù hợp nhất để xuất khẩu sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nhưng chưa biết thủ tục đăng ký, vui lòng liên hệ SUTECH để được tư vấn hỗ trợ.
Tham dự lễ công bố về phía tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) có ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan. Về phía tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có ông Đàm Phi Sáng - Phó Chủ tịch Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; các đại biểu đại diện các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan.
Theo đó, Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung được diễn ra tại cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh và Lễ công bố mở chính thức lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa sẽ được diễn ra tại cầu vận chuyển hàng hóa, cửa khẩu Bắc phong Sinh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Được biết, sự kiện là một bước cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, KKT cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, chỉ đạo triển khai thực hiện.
Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc).
Đồng thời, sự kiện cũng cụ thể hóa kết quả chuyến thăm chính thức Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Ninh vào tháng 2/2024; góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Phát biểu tại Lễ công bố, ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao những nỗ lực của 2 tỉnh, khu trong việc hoàn tất các thủ tục công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa.
Ông Diện đề nghị trong thời gian tới, để làm tốt công tác xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới đất liền Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) nói chung và tại cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa nói riêng, hai bên tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, mở, xây dựng, quản lý hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới, trong đó tập trung đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu và thúc đẩy hợp tác thương mại qua biên giới, nhất là phát triển thị trường khách du lịch giữa hai bên.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thoả thuận liên quan; chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tích cực, phối hợp vận hành hiệu quả xây dựng cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thông quan, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương hai bên.
Bên cạnh đó, cần không ngừng đi sâu hợp tác thực chất cùng có lợi giữa hai địa phương; tăng cường trao đổi hợp tác, tích cực nghiên cứu đề xuất những mô hình quản lý cửa khẩu hiệu quả, như: Mô hình cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh…, nâng cao hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu, trong đó tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch qua biên giới, phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến, điểm du lịch kết nối đến cửa khẩu, góp phần phát triển du lịch biên giới giữa các địa phương hai bên.
Trước đó, ngày 9/5/2024, đại diện hai huyện Bình Liêu và huyện Hải Hà (Quảng Ninh - Việt Nam) đã có buổi hội đàm với chính quyền nhân dân Khu Phòng Thành (Trung Quốc) để thống nhất phương án tổ chức Lễ công bố mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa tại Km0.
Những chuyến xe đầu tiên thông quan qua cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) - Ảnh: QUỐC THẮNG
Ngày 25-6, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa.
Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn cùng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sự kiện cũng là một trong những nội dung cụ thể hóa kết quả chuyến thăm chính thức khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Ninh vào tháng 2-2024, góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu hữu nghị, hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai địa phương.
Tại lễ công bố, ông Vũ Văn Diện - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh - đánh giá cao những nỗ lực của hai địa phương trong việc hoàn tất các thủ tục công bố cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).
Xe hàng xuất nhập khẩu thông quan qua lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa - Ảnh: QUỐC THẮNG
Để làm tốt công tác quản lý, vận hành hệ thống cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới, ông Diện đề nghị hai bên tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, xây dựng, quản lý hệ thống cửa khẩu, lối mở biên giới.
Trong đó, tập trung đầu tư mạnh mẽ cả về cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu và thúc đẩy hợp tác thương mại qua biên giới, nhất là phát triển thị trường khách du lịch giữa hai bên.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan; chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tích cực, phối hợp vận hành hiệu quả xây dựng cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung, bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn.