Trung Quốc Không Mở Tour Tới Việt Nam

Trung Quốc Không Mở Tour Tới Việt Nam

Hôm 6/2, Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp nước này được nối lại hoạt động đưa khách theo nhóm đi du lịch nước ngoài, với danh mục 20 nước. Tuy nhiên, trong 20 nước này không có Việt Nam.

Hôm 6/2, Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp nước này được nối lại hoạt động đưa khách theo nhóm đi du lịch nước ngoài, với danh mục 20 nước. Tuy nhiên, trong 20 nước này không có Việt Nam.

Trung Quốc chưa mở tour đến Việt Nam: Đừng quá lo!

Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần xúc tiến sớm việc trao đổi với phía Trung Quốc nhằm kết nối lại du lịch 2 nước

Thông tin Trung Quốc vừa thông báo nối lại hoạt động đưa khách theo nhóm đi du lịch nước ngoài với 20 nước, trong đó không có Việt Nam khiến nhiều kế hoạch, hợp đồng của một số doanh nghiệp phải tạm gác lại, nhưng không phải vì thế mà quá lo lắng.

Tại Khánh Hòa, dịp Tết Quý Mão 2023, TP Nha Trang đón hàng trăm khách đến từ Trung Quốc và dự kiến đến ngày 26-3 sẽ mở nhiều chuyến bay thẳng từ Trung Quốc đến địa phương này. Ông Lê Dũng Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP Long Phú - đơn vị quản lý Khu Du lịch Đảo khỉ - Suối Hoa Lan và tour tham quan liên tỉnh ở Khánh Hòa, cho biết thực sự đây là một cú sốc cho các đơn vị du lịch từ nhà hàng, khách sạn, lữ hành, vận tải, các điểm tham quan du lịch, kể cả những điểm buôn bán dịch vụ.

Theo ông Lâm, hiện nay, du lịch trong nước đang trong giai đoạn trầm lắng nên rất trông chờ vào thị trường quốc tế. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc có mức chi tiêu không cao, lượng khách Nga thì đang "nhỏ giọt". Trung Quốc là thị trường rất tiềm năng, mức chi tiêu cao nên các đơn vị du lịch rất mong đợi vào lượng khách này. Nhiều đơn vị ký kết các hợp đồng lưu trú, bố trí nhân viên để chuẩn bị đón khách bây giờ đang khá lo lắng. "Cũng mong thời gian tới, Chính phủ, các bộ - ngành có hướng tháo gỡ để xúc tiến thị trường này" - ông Lâm nói.

Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, năm 2019, tỉnh này đón tới 3,5 triệu khách quốc tế lưu trú, trong đó khách Trung Quốc chiếm 70%, còn lại là Nga và các nước khác. Hiện nay, khách sạn tại Nha Trang mới mở lại được khoảng 10% bởi vắng bóng khách quốc tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 9-2, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel, cho biết Trung Quốc là hướng đi được kỳ vọng góp phần phục hồi hoạt động du lịch và hàng không của tập đoàn. Ngay từ đầu năm 2023, Vietravel đã đẩy mạnh xúc tiến khách Trung Quốc trở lại với tín hiệu rất tốt.

"Mọi kế hoạch chuẩn bị đón khách Trung Quốc đang phải tạm gác sau thông tin Việt Nam không có tên trong danh sách 20 nước nối lại hoạt động du lịch. Kỳ vọng phục hồi khách Trung Quốc cũng được DN dời sang tháng 4-2023 và tăng tốc từ mùa hè tới với điều kiện nối lại hoạt động du lịch giữa 2 nước. Do đó, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, các bộ - ngành sớm có hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động du lịch với Trung Quốc để tránh mất cơ hội từ nguồn khách này" - ông Kỳ nói.

Trong bức tranh kinh tế năm 2023, nhiều tổ chức tài chính cũng nhận định việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại, trong đó có ngành du lịch, có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm.

Ông Michael Kokalari, CFA, chuyên gia kinh tế trưởng Quỹ Đầu tư Vincapital, kỳ vọng lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023 và số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Việt Nam đã tăng từ khoảng 20% so với mức trước COVID-19 vào năm 2022 lên 50% vào năm nay. Khách du lịch Trung Quốc trước đây chiếm 1/3 tổng số khách du lịch của Việt Nam, nếu phục hồi hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023 sẽ tương đương lượng khách du lịch tăng thêm khoảng 20%...

Tại báo cáo về du lịch của Ngân hàng HSBC mới đây, các chuyên gia của ngân hàng này nhận định với tỉ lệ khách du lịch Trung Quốc không nhỏ (chiếm 30% tổng khách quốc tế đến trước COVID-19), Việt Nam có thể cũng sẽ là một nước hưởng lợi lớn trong khu vực, chỉ sau Thái Lan, khi tiếp nhận "cú hích" từ sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc. Nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay và nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, tỉ lệ trở lại của du khách Trung Quốc tới Việt Nam có thể đạt 50%-80% so với mức trước đại dịch (3 triệu đến 4,5 triệu).

Tại Đà Nẵng, bà Trần Thị Tâm - chủ một nhà hàng chuyên phục vụ khách Trung Quốc trên đường Hồ Nghinh, quận Sơn Trà - cho biết lượng khách Trung Quốc đến nhà hàng rất ít. Khách Trung Quốc muốn đi diện cá nhân sang Việt Nam cũng khó vì chính sách visa chưa thông thoáng. Bà Tâm kiến nghị Tổng cục Du lịch cần có động thái để sớm kết nối với phía Trung Quốc, mở cửa lại lưu thông du lịch giữa 2 nước.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, đa dạng nguồn khách

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho hay khách Trung Quốc chiếm thị phần lớn trong số lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng. Năm 2019, Đà Nẵng đón gần 1 triệu khách Trung Quốc. Năm nay, năng lực của Đà Nẵng có thể đón bằng hoặc hơn số lượng khách của năm 2019. Tuy nhiên, Đà Nẵng chưa mở lại các chuyến bay thường lệ đến Trung Quốc. Dự kiến trong tháng 4-2023, Vietnam Airlines sẽ mở lại các đường bay Đà Nẵng đi Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp ở Đà Nẵng luôn trong tư thế sẵn sàng đón khách Trung Quốc, từ nhân lực, cơ sở vật chất đến dịch vụ. "Việc cần thiết nhất lúc này là Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần xúc tiến sớm việc trao đổi với phía Trung Quốc nhằm kết nối lại du lịch của 2 nước. Chỉ cần 2 bên đồng ý là các doanh nghiệp sẵn sàng đón khách" - ông Dũng nói.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Nhựt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, Tổng Giám đốc Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang - cho hay qua làm việc với các đơn vị lữ hành Trung Quốc, họ cho biết đã nắm trước các thông tin này và có kế hoạch triển khai du lịch Việt Nam vào cuối tháng 3-2023. Các công ty lữ hành Trung Quốc đang hướng đến điểm đến an toàn mới triển khai, thị trường đó phải phục vụ khách chu đáo. Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ là điểm đến được yêu thích.

"Chúng ta không nên quá lo lắng, mà cần thời gian, sự chuẩn bị chuyên nghiệp nhất, an toàn nhất để đón khách Trung Quốc" - ông Nhựt nêu quan điểm.

Ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour - Vietluxtour, cho rằng trong mùa thấp điểm của ngành du lịch Việt Nam hiện nay, đón khách Trung Quốc có thể là cơ hội giúp ngành và các DN phục hồi nhanh. Dù vậy, đối với thị trường khách Trung Quốc, cần sự định hướng rõ ràng và "nắn dòng" để hướng tới những đối tượng khách chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Đặc biệt, cùng với việc đón khách Trung Quốc, ngành du lịch cần có giải pháp cụ thể để cân bằng các thị trường khách trọng điểm, truyền thống như khách châu Âu, châu Mỹ. Đa dạng thị trường khách quốc tế đến sẽ góp phần giúp ngành du lịch phát triển bền vững.

Thông tin Trung Quốc vừa thông báo nối lại hoạt động đưa khách theo nhóm đi du lịch nước ngoài với 20 nước, trong đó không có Việt Nam khiến nhiều kế hoạch, hợp đồng của một số doanh nghiệp phải tạm gác lại, nhưng không phải vì thế mà quá lo lắng.

Tại Khánh Hòa, dịp Tết Quý Mão 2023, TP Nha Trang đón hàng trăm khách đến từ Trung Quốc và dự kiến đến ngày 26-3 sẽ mở nhiều chuyến bay thẳng từ Trung Quốc đến địa phương này. Ông Lê Dũng Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP Long Phú - đơn vị quản lý Khu Du lịch Đảo khỉ - Suối Hoa Lan và tour tham quan liên tỉnh ở Khánh Hòa, cho biết thực sự đây là một cú sốc cho các đơn vị du lịch từ nhà hàng, khách sạn, lữ hành, vận tải, các điểm tham quan du lịch, kể cả những điểm buôn bán dịch vụ.

UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức đón đoàn khách từ Thành Đô (Trung Quốc) đến Khánh Hòa năm 2023 .Ảnh: KỲ NAM

Theo ông Lâm, hiện nay, du lịch trong nước đang trong giai đoạn trầm lắng nên rất trông chờ vào thị trường quốc tế. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc có mức chi tiêu không cao, lượng khách Nga thì đang "nhỏ giọt". Trung Quốc là thị trường rất tiềm năng, mức chi tiêu cao nên các đơn vị du lịch rất mong đợi vào lượng khách này. Nhiều đơn vị ký kết các hợp đồng lưu trú, bố trí nhân viên để chuẩn bị đón khách bây giờ đang khá lo lắng. "Cũng mong thời gian tới, Chính phủ, các bộ - ngành có hướng tháo gỡ để xúc tiến thị trường này" - ông Lâm nói.

Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, năm 2019, tỉnh này đón tới 3,5 triệu khách quốc tế lưu trú, trong đó khách Trung Quốc chiếm 70%, còn lại là Nga và các nước khác. Hiện nay, khách sạn tại Nha Trang mới mở lại được khoảng 10% bởi vắng bóng khách quốc tế.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 9-2, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel, cho biết Trung Quốc là hướng đi được kỳ vọng góp phần phục hồi hoạt động du lịch và hàng không của tập đoàn. Ngay từ đầu năm 2023, Vietravel đã đẩy mạnh xúc tiến khách Trung Quốc trở lại với tín hiệu rất tốt.

"Mọi kế hoạch chuẩn bị đón khách Trung Quốc đang phải tạm gác sau thông tin Việt Nam không có tên trong danh sách 20 nước nối lại hoạt động du lịch. Kỳ vọng phục hồi khách Trung Quốc cũng được DN dời sang tháng 4-2023 và tăng tốc từ mùa hè tới với điều kiện nối lại hoạt động du lịch giữa 2 nước. Do đó, chúng tôi kiến nghị Chính phủ, các bộ - ngành sớm có hướng giải quyết, thúc đẩy hoạt động du lịch với Trung Quốc để tránh mất cơ hội từ nguồn khách này" - ông Kỳ nói.

Trong bức tranh kinh tế năm 2023, nhiều tổ chức tài chính cũng nhận định việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại, trong đó có ngành du lịch, có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm.

Ông Michael Kokalari, CFA, chuyên gia kinh tế trưởng Quỹ Đầu tư Vincapital, kỳ vọng lượng khách du lịch Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023 và số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Việt Nam đã tăng từ khoảng 20% so với mức trước COVID-19 vào năm 2022 lên 50% vào năm nay. Khách du lịch Trung Quốc trước đây chiếm 1/3 tổng số khách du lịch của Việt Nam, nếu phục hồi hoàn toàn vào nửa cuối năm 2023 sẽ tương đương lượng khách du lịch tăng thêm khoảng 20%...

Tại báo cáo về du lịch của Ngân hàng HSBC mới đây, các chuyên gia của ngân hàng này nhận định với tỉ lệ khách du lịch Trung Quốc không nhỏ (chiếm 30% tổng khách quốc tế đến trước COVID-19), Việt Nam có thể cũng sẽ là một nước hưởng lợi lớn trong khu vực, chỉ sau Thái Lan, khi tiếp nhận "cú hích" từ sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc. Nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay và nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, tỉ lệ trở lại của du khách Trung Quốc tới Việt Nam có thể đạt 50%-80% so với mức trước đại dịch (3 triệu đến 4,5 triệu).

Tại Đà Nẵng, bà Trần Thị Tâm - chủ một nhà hàng chuyên phục vụ khách Trung Quốc trên đường Hồ Nghinh, quận Sơn Trà - cho biết lượng khách Trung Quốc đến nhà hàng rất ít. Khách Trung Quốc muốn đi diện cá nhân sang Việt Nam cũng khó vì chính sách visa chưa thông thoáng. Bà Tâm kiến nghị Tổng cục Du lịch cần có động thái để sớm kết nối với phía Trung Quốc, mở cửa lại lưu thông du lịch giữa 2 nước.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, đa dạng nguồn khách

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho hay khách Trung Quốc chiếm thị phần lớn trong số lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng. Năm 2019, Đà Nẵng đón gần 1 triệu khách Trung Quốc. Năm nay, năng lực của Đà Nẵng có thể đón bằng hoặc hơn số lượng khách của năm 2019. Tuy nhiên, Đà Nẵng chưa mở lại các chuyến bay thường lệ đến Trung Quốc. Dự kiến trong tháng 4-2023, Vietnam Airlines sẽ mở lại các đường bay Đà Nẵng đi Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp ở Đà Nẵng luôn trong tư thế sẵn sàng đón khách Trung Quốc, từ nhân lực, cơ sở vật chất đến dịch vụ. "Việc cần thiết nhất lúc này là Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần xúc tiến sớm việc trao đổi với phía Trung Quốc nhằm kết nối lại du lịch của 2 nước. Chỉ cần 2 bên đồng ý là các doanh nghiệp sẵn sàng đón khách" - ông Dũng nói.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Nhựt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, Tổng Giám đốc Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang - cho hay qua làm việc với các đơn vị lữ hành Trung Quốc, họ cho biết đã nắm trước các thông tin này và có kế hoạch triển khai du lịch Việt Nam vào cuối tháng 3-2023. Các công ty lữ hành Trung Quốc đang hướng đến điểm đến an toàn mới triển khai, thị trường đó phải phục vụ khách chu đáo. Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ là điểm đến được yêu thích.

"Chúng ta không nên quá lo lắng, mà cần thời gian, sự chuẩn bị chuyên nghiệp nhất, an toàn nhất để đón khách Trung Quốc" - ông Nhựt nêu quan điểm.

Ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour - Vietluxtour, cho rằng trong mùa thấp điểm của ngành du lịch Việt Nam hiện nay, đón khách Trung Quốc có thể là cơ hội giúp ngành và các DN phục hồi nhanh. Dù vậy, đối với thị trường khách Trung Quốc, cần sự định hướng rõ ràng và "nắn dòng" để hướng tới những đối tượng khách chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Đặc biệt, cùng với việc đón khách Trung Quốc, ngành du lịch cần có giải pháp cụ thể để cân bằng các thị trường khách trọng điểm, truyền thống như khách châu Âu, châu Mỹ. Đa dạng thị trường khách quốc tế đến sẽ góp phần giúp ngành du lịch phát triển bền vững.

Nối lại 5 đường bay tới Trung Quốc

Vietnam Airlines cho biết sẽ nối lại 5 đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ tháng 3 và tháng 4 năm nay, qua đó khôi phục tổng cộng 9 trên 10 đường bay tới Trung Quốc so với giai đoạn trước dịch COVID-19.

Cụ thể, từ tháng 3, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh với tần suất 3 chuyến bay /tuần; tăng tần suất các chuyến bay kết nối Hà Nội, TP HCM với Quảng Châu và Thượng Hải - mỗi đường bay sẽ khai thác 4 chuyến bay một tuần. Từ tháng 9-2023, hãng có kế hoạch đưa máy bay thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 khai thác trên các đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh; giữa Hà Nội, TP HCM và Thượng Hải. Trước thời điểm xảy ra dịch COVID-19, năm 2019, Vietnam Airlines phục vụ 8,1 triệu lượt khách giữa Trung Quốc và Việt Nam, chiếm tỉ trọng 19% tổng số lượng khách của hãng và nằm trong top 3 thị trường có số lượng khách lớn nhất của hãng.

Bắt đầu từ ngày 6/2, Trung Quốc đã bắt đầu mở lại tour theo đoàn cho khách du lịch nước này đến 20 nước.

Các nước Trung Quốc cho phép mở tour trở lại gồm 11 nước ở châu Á - Thái Bình Dương: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Maldives, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, New Zealand và Fiji. 9 quốc gia còn lại là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Kenya, Nam Phi, Nga, Thụy Sĩ, Hungary, Cuba và Argentina. Tuy nhiên, đáng chú ý, danh sách này không có Việt Nam hay Nhật Bản.

Trước đó, việc bán tour du lịch nước ngoài đã bị chính phủ Trung Quốc đình chỉ vào ngày 24/1/2020 khi nước này chuẩn bị đóng cửa biên giới do đại dịch.

Khách Trung Quốc đi du lịch theo tour trước đại dịch (Ảnh: DPA).

Theo Kyodonews , ngành du lịch và bán lẻ Nhật Bản đã hy vọng nối lại các tour du lịch theo nhóm từ Trung Quốc vì trước đại dịch, du khách Trung Quốc chiếm phần lớn trong các tour du lịch ở nước này, nhưng triển vọng quay trở lại hiện vẫn chưa chắc chắn.

Ông Yasufumi Yamada - người đứng đầu văn phòng Thượng Hải của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản - bày tỏ sự thất vọng khi Nhật Bản không được đưa vào danh sách các điểm đến nước ngoài cho các tour du lịch theo nhóm của Trung Quốc.

“Chúng tôi hy vọng sẽ sớm được chào đón (du khách từ Trung Quốc)”, ông Yamada nói và cho biết nước này sẽ tích cực quảng bá thông tin về các vùng nông thôn ở Nhật Bản.

Gần đây, Bắc Kinh đã phản đối quyết định của Tokyo trong việc tăng cường kiểm soát nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ Trung Quốc sau khi ca nhiễm Covid-19 gia tăng.

Xu Yongli, một cư dân Bắc Kinh cho biết, ông hy vọng Nhật nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới để sớm đến thăm Narai-juku, một thị trấn cổ có từ thời Edo đầu thế kỷ XVII ở tỉnh Nagano (Nhật Bản).

Gói tour theo đoàn, giá rẻ hết thời?

Theo tờ Traveldailymedia , trong thời kỳ đại dịch có chưa đến 10% khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài dự định đi tour trở lại. Trước đây, Trung Quốc thường bán các gói tour đi theo đoàn với giá rẻ, nhưng hiện nay, các tour đã được tùy chỉnh theo sở thích của du khách.

Cẩm nang du lịch nước ngoài năm 2023 của Trung Quốc nêu 88 cách thiết thực để chuẩn bị cho làn sóng khách du lịch Trung Quốc cảnh báo các điểm đến trên toàn cầu cần suy nghĩ lại những quan điểm đã lỗi thời. “Phân khúc đang phát triển nhanh là các chuyến du lịch bán tổ chức. Phân khúc này sẽ trở nên quan trọng hơn trong những năm tới, hơn cả những tour theo gói. Đây là những tour vẫn được tổ chức bởi các nhà điều hành tour nhưng đã được tùy chỉnh theo mong muốn của khách hàng” - thông tin từ cẩm nang.

Cẩm nang này cho biết, nhu cầu đi du lịch theo nhóm sẽ giảm xuống, nhưng những du khách đi nước ngoài lần đầu đến từ những thành phố nhỏ hơn của Trung Quốc vẫn ưa chuộng những chuyến du lịch trọn gói giá rẻ kiểu này. Nhưng hầu hết các điểm đến và các nhà cung cấp sẽ hứng chịu nhiều vấn đề hơn là lợi nhuận.

Theo cẩm nang này, đại dịch đã nhấn mạnh đến sự tự do trong việc lập kế hoạch cho chuyến đi và khám phá điểm đến qua lăng kính cá nhân. “Nhiều du khách Trung Quốc sẽ tìm kiếm các tour có thể linh hoạt như cho phép sửa đổi hành trình theo yêu cầu của họ và tạo ra các hoạt động bổ sung khi ở điểm đến, đây là điều mà các tour theo nhóm không thể đáp ứng”, cẩm nang cho biết.

Cẩm nang này dự đoán số lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sẽ tăng từ 170 triệu lượt khách vào năm 2019 lên 228 triệu lượt vào năm 2030. Con số 200 triệu lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài hàng năm có thể đạt được vào năm 2028.

Theo Chinadaily, Kyodonews, Traveldailymedia

Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt hai, từ ngày 15/3.

Chiều 8/3, ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, được sự uỷ quyền của Đại sứ đã thông báo về việc Trung Quốc sẽ thí điểm đưa khách du lịch sang Việt Nam theo đoàn.

Bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, khẳng định thông tin với VnExpress và cho biết, trong buổi làm việc, ông Bành Thế Đoàn còn nói thêm Việt Nam sẽ là một trong số các quốc gia được ưu tiên xem xét các chuyến bay thẳng, bỏ yêu cầu xét nghiệm PCR trước 48 giờ. Du khách nhập cảnh chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh hoặc tổ chức xét nghiệm xác suất 2%.

Ông Bành cũng cho hay phía Trung Quốc muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, cùng đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch mỗi nước. Hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Quốc trước Covid-19 rất tốt đẹp, mang lại lợi ích chung, đóng góp thiết thực cho việc vun đắp tình hữu nghị hai nước.

Nhiều đoàn khách châu Á lớn tới Việt Nam từ đầu năm 2023, nhưng hầu như chưa có khách Trung Quốc. Ảnh: Quang Toàn

Trung Quốc nới hạn chế Covid-19, bắt đầu cho phép người dân đi ra nước ngoài từ 8/1. Hôm 6/2, Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia đầu tiên người dân được đi du lịch theo đoàn thông qua các công ty lữ hành.

Trung Quốc là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam trước Covid-19. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần một phần ba lượng khách quốc tế). Người Việt du lịch Trung Quốc đạt khoảng 4,5 triệu lượt, đứng đầu danh sách khách đi du lịch nước ngoài. Việt Nam mở cửa du lịch ngày 15/3/2022.